Nhiễm giun sán là triệu chứng phổ biến và thường gặp đối với trẻ nhỏ. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể nhận biết được triệu chứng cũng như cách phòng ngừa và chữa trị hiệu quả. Vậy nên, ba mẹ nào đang quan tâm đến bệnh nhiễm giun sán ở trẻ nhỏ thì cùng tham khảo một số kiến thức cơ bản trong bài viết dưới đây của MBMart nhé.
1. Nguyên nhân nhiễm giun sán ở trẻ nhỏ
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ nhỏ bị nhiễm giun sán khá đa dạng, bắt nguồn từ nhiều lý do khác nhau, dưới đây là một số nguyên nhân chính:
– Trẻ ăn phải những thực phẩm không có nguồn gốc rõ ràng; khâu bảo quản, sơ chế và chế biến không đảm bảo vệ sinh sạch sẽ; thực phẩm chưa được nấu chín và có nguy cơ ẩn chứa các loại ấu trùng giun sán và các ký sinh trùng nguy hiểm.
– Ba mẹ không theo dõi và tẩy giun định kỳ cho bé.
– Vui chơi, đùa nghịch cùng các loại vật nuôi trong nhà: Động vật là nơi ký sinh của rất nhiều loại giun sán nguy hiểm nên khi trẻ em chơi với những con vật bị nhiễm giun sán này cùng đồng nghĩa với việc phải đối mặt với tình trạng bị nhiễm giun sán là rất cao.
– Trẻ không rửa tay thường xuyên cũng như không vệ sinh cá nhân sạch sẽ: Trẻ em thường hiếu động, đùa nghịch nên tay chân thường rất bẩn và không có thói quen rửa tay trước khi ăn vì vậy đã tạo điều kiện thuận lợi cho các loại ấu trùng giun sán đi vào cơ thể thông qua đường tiêu hóa. Bên cạnh đó, đối với những vết thương hở, bị trầy xước cũng là con đường để các loại giun sán xâm nhập vào cơ thể nếu không được vệ sinh sạch sẽ.
– Không giữ gìn vệ sinh môi trường sống sạch sẽ: Sân vườn, nhà cửa, giường chiếu, đệm, chăn, màn… không được vệ sinh sạch sẽ, gọn gàng cũng là một trong số những lý do gây ra bệnh giun sán.
– Tiếp xúc, vui đùa, ăn uống cùng người bị nhiễm giun sán cũng có khả năng truyền bệnh cho nhau.
2. Các triệu chứng thường gặp khi trẻ bị nhiễm giun sán
Dưới đây là một số triệu chứng thường gặp, dễ quan sát thấy ở trẻ bị nhiễm giun sán:
– Biểu hiện phổ biến và thường gặp ở trẻ bị nhiễm giun sán là đau bụng ở vùng rốn, xanh xao, gầy yếu, có thể gặp phải tình trạng nôn ra giun, đại tiện ra giun. Tình trạng đau bụng này thường lặp đi lặp lại nhiều lần.
– Trẻ bị nhiễm giun sán thường rất khó ngủ, ngủ không sâu giấc, thỉnh thoảng bị đái dầm, hay quấy khóc vào ban đêm vì đây là thời điểm giun hoạt động mạnh gây ra tình trạng ngứa ở vùng hậu môn.
– Trẻ lười ăn, chậm lớn, rối loạn tiêu hóa, phân lúc đặc lúc lỏng, xuất hiện giun kim ở hậu môn hoặc trong phân, có thể có máu trong phân.
– Với các bé gái còn xảy ra hiện tượng bị nổi mẩn đỏ, ngứa ở vùng âm đạo.
– Xuất hiện tình trạng mệt mỏi, uể oải do thiếu hụt vitamin và khoáng chất.
3. Hướng dẫn cách phòng ngừa và điều trị giun sán cho bé
Việc phòng ngừa và điều trị giun sán cho bé là hết sức cần thiết để bảo vệ sức khỏe của bé. Dưới đây là một số biện pháp phòng ngừa và điều trị giun sán cho bé mà ba mẹ có thể tham khảo:
– Giữ gìn vệ sinh môi trường sống sạch sẽ, gọn gàng, nhà vệ sinh cần được cọ rửa thường xuyên, không đi vệ sinh bừa bãi. Tuyệt đối không sử dụng phân tươi, phân chưa được ủ kỹ, phân chưa qua xử lý để bón cây; không để ruồi nhặng đậu vào thức ăn; không để các con vật tha phân gây ô nhiễm môi trường.
– Vệ sinh cá nhân sạch sẽ, thường xuyên cắt móng chân, móng tay cho trẻ; rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Nhắc trẻ đi dép thường xuyên, không để trẻ bò lê la trên nền đất và nghịch đất cát, thường xuyên vệ sinh đồ chơi cho trẻ.
– Ăn chín, uống sôi, tuyệt đối không uống nước lã, không ăn thức ăn bị ôi thiu, không ăn đồ tái, sống. Sử dụng nguồn nước sạch để sơ chế và chế biến đồ ăn. Các loại rau, củ, quả cần được rửa sạch và gọt vỏ. Thức ăn cần được đậy kín, không để ruồi nhặng đậu vào.
– Thực hiện tẩy giun định kỳ cho trẻ, mỗi lần cách nhau 6 tháng theo sự chỉ dẫn của bác sỹ. Chỉ tẩy giun định kỳ khi trẻ đủ 2 tuổi trở lên. Tuy nhiên, trong trường hợp trẻ bị suy dinh dưỡng và dấu hiệu nghi ngờ bị nhiễm giun sán thì cần đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế để bác sỹ thăm khám và có biện pháp điều trị kịp thời. Ba mẹ cần hết sức cẩn trọng trong việc tẩy giun cho trẻ, tuyệt đối không tự ý và tùy tiện mua thuốc tẩy giun cho bé mà cần theo sự chỉ định và tư vấn của bác sỹ để đạt hiệu quả cao, đảm bảo an toàn cho trẻ cũng như tránh được các hậu quả khó lường và không mong muốn.
4. Giới thiệu thuốc tẩy giun cho bé 2 tuổi
MBMart xin giới thiệu đến ba mẹ thuốc tẩy giun cho bé 2 tuổi socola Úc Combantrin (Vỉ 6 ô) để mọi người cùng tham khảo nhé! Thuốc tẩy giun này là sản phẩm nổi tiếng thuộc thương hiệu Combantrin – Johnson của Úc.
– Thuốc tẩy giun socola Úc này được bào chế từ nguồn nguyên liệu 100% tự nhiên nên rất an toàn và cho hiệu quả cao. Đây là dòng sản phẩm đặc trị trong việc điều trị các bệnh về giun sán.
– Thành phần gồm hoạt chất Pyrantel Embonate vừa đủ 100mg có hiệu quả cao trong việc diệt giun, ngăn ngừa hiện tượng giun tái phát và hỗ trợ đắc lực để tiêu diệt ấu trùng giun và ký sinh trùng.
– Ngoài ra, sản phẩm còn sử dụng thêm một số thành phần phụ liệu khác như tinh bột socola, bột protein sữa, bột đường lactose, bột đường sucrose và tinh chất đậu nành giúp cho sản phẩm trở nên hấp dẫn và dễ sử dụng hơn. Đặc biệt, sản phẩm hoàn toàn không chứa Gluten và màu tự nhiên nên rất an toàn cho sức khỏe người dùng.
Nhận biết được các triệu chứng từ sớm, biết được cách phòng ngừa và điều trị kịp thời tình trạng giun sán ở trẻ nhỏ là ba mẹ đã phần nào giúp bảo vệ và chăm sóc sức khỏe của bé được tốt hơn, bé sẽ phát triển toàn diện và khỏe mạnh mỗi ngày.