Biếng ăn là tình trạng thường gặp ở hầu hết trẻ nhỏ và ở mọi lứa tuổi mà gần như không phải bố mẹ nào cũng có thể khắc phục được. Và nếu tình trạng này diễn ra thường xuyên không những làm cho trẻ bị thiếu hụt chất dinh dưỡng mà còn gây ra tâm lý sợ hãi cho trẻ mỗi khi đối mặt với việc ăn uống hằng ngày. Ngoài ra, việc bé không hợp tác mỗi khi ăn còn gây ra tâm lý ức chế và căng thẳng cho bố mẹ thậm chí còn lo lắng bởi không biết nên làm cách nào để bổ sung được dinh dưỡng đầy đủ cho trẻ.
Để các mẹ có cái nhìn tổng quan nhất về tình trạng biếng ăn cũng như biết cách cải thiện tình trạng này cho bé MB Mart mời các mẹ cùng tìm hiểu những thông tin dưới đây nhé !
1. Biếng ăn là gì ?
– “Biếng ăn” là tình trạng bé không có cảm giác thèm ăn hoặc ăn rất ít so với nhu cầu của cơ thể, thậm chí bé không muốn ăn. Về lâu dài, việc trẻ biếng ăn sẽ gây thiếu hụt dinh dưỡng để đi nuôi cho cơ thể do đó trẻ sẽ khó có thể phát triển được tối đa cả về thể chất và trí tuệ.
– Từ giai đoạn 7 tháng – 6 tuổi phụ huynh sẽ thấy thường xuyên gặp phải tình trạng biếng ăn ở trẻ nhỏ.
2. Những biểu hiện của việc trẻ biếng ăn
– So với bình thường trẻ ăn ít hơn, hay có biểu hiện từ chối các loại thức ăn thậm chí cả loại thức ăn trước kia bé yêu thích.
– Trẻ hay ngậm thức ăn rất lâu, không muốn nhai và nuốt thức ăn.
– Hay khóc, ăn vạ khi thấy mẹ lấy đồ ăn ra chuẩn bị vào bữa ăn.
– Không hợp tác với mẹ khi ăn, thường xuyên trốn chạy để lảng tránh việc ăn uống.
– Thời gian một bữa ăn kéo dài quá 30 – 40 phút.
3. Nguyên nhân trẻ biếng ăn
– Trẻ bị sao nhãng bởi việc khác không tập trung ăn
Với suy nghĩ cho bé vừa ăn vừa kết hợp xem tivi, chơi đồ chơi hay xem điện thoại sẽ mang lại cho bé cảm giác thích thú từ đó giúp bé ăn nhanh hơn và ngon hơn nên các bậc phụ huynh rất hay áp dụng phương pháp này. Tuy nhiên, đây lại chính là sai lầm đầu tiên của bố mẹ bởi khi bé tập trung vào việc xem hay chơi đồ chơi trẻ em bé sẽ sao nhãng việc nhai và nuốt thức ăn từ đó sẽ kéo dài thời gian của mỗi bữa ăn.
Bên cạnh đó, việc bé không tập trung cho việc nhai thức ăn sẽ làm giảm quá trình tiết ra các Enzym tiêu hóa thức ăn dẫn tới việc tiêu hóa thức ăn trở nên khó khăn hơn, do đó không tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ.
Ngoài ra, cho trẻ vừa ăn vừa chơi sẽ vô tình mang lại những thói quen xấu cho bé đặc biệt bé sẽ ra ra điều kiện cho bố mẹ mỗi khi bước vào bữa ăn, nếu không được xem, được chơi thì bé không hợp tác ăn. Về lâu dài bố mẹ sẽ bị trẻ điều khiển phải chạy theo bé mà không phải lúc nào cũng chiều được bé bởi các bé rất nhanh chán với mọi thứ và nếu không được đáp ứng thì bé sẽ không hợp tác ăn uống.
– Thời gian cho bé ăn quá lâu
Thời gian tối đa cho phép của 1 bữa ăn cho bé chỉ nên kéo dài tối đa 30 -40 phút, bởi quá thời gian này thì thức ăn của bé cũng đã nguội lạnh thậm chí bị vữa ra rồi, và những món ăn như thế này thậm chí người lớn cũng không muốn ăn thì việc ép bé ăn chắc chắn chỉ làm cho bé sợ hãi và lâu dần không có cảm giác thích thú với việc ăn uống dẫn tới tình trạng biếng ăn.
– Cho trẻ ăn lung tung, không đúng giờ giấc
Để trẻ ăn được đa dạng các món ăn và đầy đủ dinh dưỡng nhất, ngoài các bữa ăn chính các mẹ còn bổ sung thêm cho trẻ những bữa ăn phụ nhưng tình trạng cho bé ăn lung tung ăn mọi lúc mọi nơi là một nguyên nhân dẫn tới việc đến bữa chính trẻ không muốn ăn. Và khi đó lại nghĩ tới việc bé lười ăn, biếng ăn mà không biết rằng dạ dày trẻ cũng có giới hạn, khi bé đã ăn đủ số lượng thì việc bé từ chối ăn thêm là bình thường.
– Lựa chọn thức ăn không phù hợp với trẻ
Có nhiều mẹ nghĩ rằng cứ trẻ nhỏ thì cho bé ăn thức ăn càng mịn càng nhuyễn càng tốt nhưng không hề biết rằng ở mỗi giai đoạn khác nhau bé lại thích ăn những kiểu thức ăn khác nhau và càng lớn bé càng thích ăn những món ăn có độ thô tăng dần. Và khi thường xuyên phải ăn những món như vậy sẽ dẫn tới tình trạng nhàm chán và không muốn ăn hoặc từ chối ăn cũng là điều dễ hiểu.
Một nguyên nhân nữa liên quan tới thức ăn đó là việc không thay đổi thực đơn thường xuyên cho trẻ cũng là một nguyên nhân dẫn tới việc trẻ chán ăn, không thích ăn.
Ngoài ra, còn một nguyên nhân nữa mà ít khi cha mẹ nào nghĩ tới đó là việc dễ dãi chiều chuộng bé ăn theo sở thích quá nhiều. Nghe có vẻ bất hợp lý nhưng chính việc làm này lại gây ra cho trẻ thói quen xấu trong việc ăn uống đó là chỉ ăn thứ mình thích, còn những thứ khác thì trẻ không muốn ăn. Về lâu dài, khi ăn mãi những thứ mình thích thì bé cũng chán trong khi dinh dưỡng thì không đảm bảo, vì vậy hãy cẩn thận với việc chiều con ăn uống theo sở thích này ba mẹ nhé.
Không khí bữa ăn căng thẳng, áp lực
Trẻ nhỏ hầu hết chưa ý thức được tầm quan trọng của việc ăn uống bởi vậy việc ăn nhanh hay chậm với bé không có gì khác nhau do đó không tránh khỏi việc bị quát tháo từ cha mẹ để thúc ép bé trong bữa ăn nhưng đây lại là một việc làm sai lầm bởi trẻ con vô cùng nhạy cảm, bé có thể cảm nhận được sự giận dữ của cha mẹ từ đó gây ra sợ hãi và không muốn ăn, lâu dầu sẽ dẫn tới tình trạng biếng ăn.
Trẻ không khỏe mạnh cũng dẫn tới biếng ăn
Cũng như người lớn khi trẻ cảm thấy không khỏe và khó chịu trong người thì việc chán ăn là đương nhiên.
– Trẻ có thể biếng ăn bởi răng đang mọc, sốt, đau dẫn tới việc nhai thức ăn trở nên khó chịu.
– Trẻ rối loạn tiêu hóa, đầy bụng, tiêu chảy cũng sẽ rất lười ăn.
– Trẻ bị ho, sốt, đau họng,… do bị nhiễm trùng đường hô hấp gây cản trở việc nuốt thức ăn của bé.
– Trẻ bị nhiễm giun, sán cũng là một nguyên nhân gây ra tình trạng biếng ăn của trẻ.
3. Hướng dẫn cách trị trẻ biếng ăn
Đảm bảo bữa ăn đủ chứ không thừa, thiếu dinh dưỡng
Trước tiên các mẹ cần phải tìm hiểu kỹ về tháp dinh dưỡng cho bé để đảm bảo việc bổ sung thực phẩm cho trẻ mỗi ngày luôn đầy đủ không bị thừa hay thiếu chất rất dễ gây ra tình trạng béo phì hoặc suy dinh dưỡng. Và cùng kết hợp thêm với những gợi ý dưới đây để trẻ thấy thích thú hơn với việc ăn uống hằng ngày nhé.
Không bao giờ ép buộc trẻ ” phải ăn”
– Khi trẻ có dấu hiệu không muốn ăn nếu sử dụng biện pháp dọa nạt, la mắng thậm chí đánh đòn trẻ ép trẻ ăn chỉ làm cho tình trạng trở nên căng thẳng hơn bởi lúc này bé bị áp lực về tâm lý trong mỗi bữa ăn, do đó thay vào đó mẹ có thể ngồi nói chuyện với bé một chút hoặc chơi đồ chơi với trẻ một lát để trẻ tạm quên việc ăn uống, sau đó hãy nói lại với bé rằng đã tới giờ ăn rồi bé hãy ăn ngon lành để bé còn có sức vui chơi và học hành sau khi ăn nhé. Như vậy, phần nào giúp cho tâm lý của trẻ thoải mái hơn trước khi vào bữa ăn dù rằng trẻ có ăn được ít hay nhiều.
– Có những lúc mẹ muốn thay đổi đồ ăn cho bé nhưng không phải lúc nào bé cũng thích sự thay đổi này, tuy nhiên một phương pháp cho mẹ để bé dễ hợp tác hơn đó là cho trẻ ăn món mới vào buổi sáng bởi lúc này trẻ sẽ có cảm giác đói nhất và dễ tiếp nhận nhất. Sau khi bé đã làm quen thì mẹ có thể chuyển món này sang bữa trưa hay tối tùy thích.
Thay đổi thực đơn thường xuyên cho trẻ hằng ngày
Mẹ cần lên danh sách các món ăn trong 1 tuần cho bé và thay đổi thức ăn hằng ngày để bé luôn cảm thấy thích thú với những món ăn mới mỗi ngày. Đặc biệt, với trẻ nhỏ còn đang ăn bột ăn dặm hay cháo thì việc mẹ tăng dần độ thô cho trẻ là rất quan trọng để trẻ rèn luyện kỹ năng nhai nuốt và thích thú hơn với đồ ăn.
Và để dễ dàng hơn mẹ có thể chuẩn bị trước thực phẩm tươi cho cả 1 tuần vào ngày cuối tuần và đến khi cần chỉ cần bỏ phần ăn của ngày hôm đó ra nấu cho bé là xong rất tiện lợi.
Ăn đúng giờ là nguyên tắc cần phải duy trì
– Cho trẻ ăn đúng giờ để tạo cho bé một thói quen ăn uống tốt cho bé cũng như tránh tình trạng ăn uống chồng chéo, trẻ chưa kịp tiêu hóa đồ ăn bữa phụ lại tới bữa chính.
– Nguyên tắc chỉ nên cho bé ăn phụ trước tối thiếu 2 tiếng so với bữa ăn chính và không cho trẻ tự tiện ăn bất kỳ thứ gì nếu chưa có sự cho phép của người lớn.
– Đối với trẻ lớn có thể cho bé ăn cùng gia đình để tạo thói quen sinh hoạt đúng giờ cũng như mang lại không khí vui vẻ cho bé khi được trải nghiệm những món ăn cùng người lớn.
Chia nhỏ khẩu phần ăn nếu bé biếng ăn
Trường hợp trẻ nhỏ quá biếng ăn mẹ có thể chia nhỏ khẩu phần ăn của bé để đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ đồng thời nên bố trí thời gian ăn mỗi cữ cách nhau đủ để dạ dày bé tiêu hóa hết thức ăn bữa trước đó.
Bổ sung các bữa ăn nhẹ giữa các bữa ăn chính
Bữa phụ với những món ăn nhẹ nhàng, dễ tiêu hóa như trái cây, sữa chua, bánh ngọt,… cũng sẽ giúp bổ sung thêm dinh dưỡng cho trẻ biếng ăn. Tuy nhiên, mẹ chỉ nên lựa chọn những món ăn dễ tiêu hóa và cho ăn vào bữa phụ để không ảnh hưởng tới bữa chính tiếp theo.
Cho trẻ uống ít nước trong khi ăn
Cho bé uống nước trong bữa ăn chỉ để bé dễ nuốt hơn chứ mẹ không nên lạm dụng cho bé uống liên tục bởi khi uống nhiều nước quá bé cũng sẽ nhanh no dẫn tới tình trạng không hứng thú với việc ăn nữa.
Để trẻ đồng hành cùng mẹ trong bếp và đưa ra ý tưởng về món ăn mình thích
– Khi trẻ được tự tay giúp mẹ chế biến các món ăn riêng cho mình mang lại cảm giác thích thú vào hào hứng hơn với việc thưởng thức đồ ăn do chính tay mình chuẩn bị.
– Tham khảo ý kiến của trẻ về những món ăn mà trẻ thích ăn cũng làm một cách để trẻ thấy mình được tôn trọng, và mẹ có thể trao đổi với bé về việc nên ăn loại thực phẩm nào để con có đầy đủ sức khỏe đảm bảo cho việc học tập và vui chơi hằng ngày để trẻ thấy được tầm quan trọng của từng loại thực phẩm.
Khuyến khích trẻ vận động thường xuyên
– Với trẻ nhỏ chưa có khả năng tự vận động mẹ hãy giúp bé massge nhẹ nhàng cơ thể mỗi ngày để việc tiêu hóa và hấp thụ dinh dưỡng trở nên dễ dàng hơn. Từ đó, tăng cảm giác thèm ăn ở trẻ.
– Đối với trẻ lớn hơn bố mẹ hãy khuyến khích bé tham gia vào những hoạt động vui chơi bổ ích như đi bộ, đạp xe đạp trẻ em, đá bóng, múa hát, nhảy dây… sẽ vừa giúp trẻ tiêu hao năng lượng nhanh hơn, nhanh thèm ăn hơn lại vừa giúp bé có thể trạng khỏe mạnh hơn.
Tạo thói quen ăn uống cho bé bằng ghế ăn dặm
Cho sử dụng ghế ăn dặm để ăn là cách để tạo ra thói quen tốt cho trẻ trong việc ăn uống đúng giờ giấc cứ ngồi vào ghế là trẻ biết đến giờ ăn và việc này còn giúp trẻ tập trung hơn vào bữa ăn thay vì việc chểnh mảng vào những thứ khác. Ngoài ra, việc để trẻ ngồi ăn 1 chỗ trên ghế sẽ giúp mẹ dễ dàng kiểm soát trẻ khi ăn chứ không phải chạy theo trẻ bón từng thìa cháo thìa cơm cho bé nữa.
Nên khuyến khích và luyện cho trẻ quen với việc tự xúc ăn từ sớm
Việc tập cho bé tự xúc ăn ít nhiều sẽ làm cha mẹ vất vả hơn trong việc dọn dẹp cũng như kéo dài thời gian ăn hơn bình thường do đó hầu hết các bậc cha mẹ đều rất ngại việc này và đa phần đều muốn tự xúc cho con, nhưng chính việc làm này lại làm cho bé trở nên thụ động phụ thuộc vào bố mẹ thậm chí không hứng thú với việc ăn uống bởi bị thúc ép nhiều.
Cho trẻ tự xúc ăn chính là một cách để khuyến khích bé tự đưa thức ăn vào miệng, tự cảm nhận thức ăn và tự có ý thức muốn đưa thêm thức ăn vào miệng. Thậm chí khi bé đã quen với việc tự ăn mẹ chỉ cần cho bé một chiếc bát hoặc khay ăn dặm rồi để thức ăn vào để bé tự ăn còn mẹ thì có thời gian để làm các việc khác.
4. Thực đơn gợi ý cho các lứa tuổi để mẹ tham khảo
– Thực đơn cho trẻ dưới 1 tuổi
– Thực đơn cho bé từ 1- 3 tuổi
– Thực đơn cho trẻ từ 3-5 tuổi
5. Một số thực đơn dễ ăn cho trẻ biếng ăn từ 2 tuổi trở lên
Để giúp bé ngon miệng hơn các mẹ hãy thử tham khảo một số món ăn dưới đây để thay đổi cho bé trong thời kỳ trẻ biếng ăn xem sao nhé :
Cơm nắm cá với súp lơ
Món ăn này khá lạ miệng chắc chắn sẽ mang lại cảm giác thích thú cho bé.
– Chuẩn bị:
Cá, súp lơ, 1-2 nắm cơm, gia vị rắc cơm
– Chế biến:
Súp lơ mẹ luộc chín rồi thái nhỏ, cá hấp chín rồi gỡ bỏ hết xương ( mẹ nên chọn loại cá ít xương hoặc cá hồi cho bé) rồi trộn chung 2 nguyên liệu này với một chút gia vị rắc cơm cho vừa.
Tiếp tục cho phần cơm đã chuẩn bị sẵn vào trộn chung với 2 nguyên liệu ở trên rồi nắm lại thành từng nắm nhỏ là xong.
Mì xào bò sốt cà chua
– Chuẩn bị:
mì somen hakubaku, cà chua, thịt bò, hành tây, gia vị cho bé
– Chế biến:
Mì somen hakubaku luộc chín mềm rồi cho ra xả qua với nước đun sôi để nguội rồi để ráo và cho vào đĩa sâu lòng.
Rửa sạch thịt bò rồi thái nhỏ, cà chua, hành tây rửa sạch thái nhỏ vừa với khả năng nhai của bé.
Cho dầu ăn vào nồi nấu cháo của bé sau đó cho cà chua vào đảo cho gần chín thì cho hành tây vào đảo tiếp cho chín. Đổ thịt bò đã băm vào nêm nếm thêm gia vị và đảo một lúc sau đó cho thêm 200ml nước đạy vung lại và đun cho tới khi thịt mềm, nước sệt lại là được.
Đổ phần nước sốt đã xong lên trên phần mỳ ở đĩa và trộn đều với nhau, vậy là bé đã có một món ăn thay đổi vô cùng ngon miệng rồi.
Trứng rán cuộn nhiều màu sắc
– Chuẩn bị:
Trứng gà ta ( 1-3 quả tùy theo khả năng ăn của bé), hành tây 1/4 củ nhỏ, cà rốt, nấm hương 5 cái , măng tây, hành lá, gia vị cho bé.
– Chế biến:
Nấm hương có thể sử dụng nấm hương tươi hoặc khô, nếu loại khô thì mẹ cần ngâm với nước trước cho nấm nở ra sau đó rửa sạch và thái nhỏ
Cà rốt nạo vỏ, thái nhỏ rồi luộc qua bởi cà rốt lâu chín hơn những loại khác.
Tất cả các nguyên liệu còn lại như hành lá, cà rốt, hành tây, măng tây mẹ đem rửa sạch rồi cắt nhỏ vừa ăn.
Đập trứng vào bát sạch rồi cho thêm gia vị cho vừa ăn và đánh đều.
Cho dầu ăn vào chảo rồi cho lần lượt cà rốt, nấm hương, măng tây, hành tây, hành lá vào đảo cho chín tới, sau đó đổ bát trứng vào trải đều lên phía trên các loại rau củ trong chảo.
Khi trứng đã chín mẹ nhanh tay cuộn trứng lại ở trên chảo rồi lấy dao cắt thành từng khoanh nhỏ và cho ra đĩa cho bé thưởng thức. Bé sẽ thấy rất thích thú với món ăn đầy màu sắc này.