Tôi mặc dù lần đầu làm mẹ nhưng hiện tuổi cũng đã lớn, 35 tuổi nên khoảng thời gian trước có thời gian nhiều chăm sóc các cháu, đọc nhiều sách nên phải nói kinh nghiệm chăm sóc trẻ sơ sinh cũng không phải ít. Vì vậy sau khi lấy chồng, có con đầu lòng ở tuổi này, tôi tự tin mình có thể làm những điều tốt nhất cho con.
Thế nhưng mẹ chồng tôi lại không nghĩ vậy, bà luôn cho rằng tôi lần đầu nuôi con nhỏ nên không hề biết nhiều phải nghe theo những lời khuyên bảo của bà. Cái nào tôi thấy hợp lý thì nghe theo còn cái nào tôi thấy không khoa học nhất quyết bỏ qua. Vậy là nói đi nói lại bà thấy tôi không nghe lời nên đã tự ý làm khiến tôi “tức điên”.
Chẳng là sau khi sinh con được 1 tháng thì tôi bế con về nhà chồng ở quê để ở cữ. Tối nào mẹ chồng cũng đòi lên ngủ chung với hai mẹ con tôi. Tôi thường nói không cần vì thực chất đúng là đứa trẻ rất ngoan, có ngủ chung cũng không phải làm gì cả vì nó ngủ một mạch từ tối đến sáng luôn.
Ảnh minh họa
Vậy nhưng mẹ chồng cứ nhất định làm theo ý mình, mỗi tối sau khi xong xuôi công việc là bà lại lên tầng 2 nằm ngủ với cháu. Khi tôi lên nhà đã thấy bà nằm ôm cháu ngủ.
Lạ là từ khi có bà ngủ cùng, thằng con tôi lại bắt đầu “dở chứng” mỗi đêm. Nó không khóc nhưng suốt đêm cứ xoay sở, ì ạch cảm giác như có gì đó khó chịu lắm. Mỗi lần tôi muốn kiểm tra xem con làm sao thì bà đều xua tay:
– Con cứ ngủ đi để cháu đấy mẹ lo, thằng bé không sao đâu mà, muốn bà ôm đấy mà.
Nói xong bà đẩy tôi ra rồi vơ vội thằng cháu vào lòng vỗ vỗ một chút rồi nó cũng ngủ. Vậy nhưng không chỉ một hôm mà nhiều hôm liền thằng bé đều có biểu hiện như vậy mà trước kia thì không hề có, tôi bắt đầu lo lắng.
Vào một hôm đợi lúc mẹ chồng đã ngủ say, tôi bắt đầu vơ lấy con để kiểm tra xem mẹ chồng đang làm điều gì đó giấu sau lưng tôi hay không. Vừa lật tấm chăn trên người thằng bé, tôi sững sờ vì nhìn thấy một thứ mà mình đã nghi ngờ từ lâu.
Chẳng là dạo này thời tiết miền Bắc trở lạnh nên tôi và mẹ chồng có tranh cãi về việc có nên đi tất chân cho con khi đi ngủ hay không. Tôi thì nói rằng các bác sĩ khuyên không cần nhưng mẹ chồng cứ một mực nói phải đi vào vì trời rất lạnh, không ấm chân nó ngủ không ngon.
Ảnh minh họa
Thế nên chắc thấy tôi không đi tất chân cho con mỗi tối đi ngủ nên mẹ chồng tôi đã tự đi tất chân cho cháu và nằm ngủ luôn ở giường để coi không cho tôi cởi ra. Bảo sao mỗi khi bà nằm ngủ đều giữ khư khư đứa cháu trong lòng sợ bị tôi phát hiện.
Sáng hôm sau tôi lại nhắc lại chuyện này với mẹ chồng.
– Mẹ à, mấy hôm nay mẹ đi tất chân cho cháu nó khó ngủ khác hẳn so với mấy hôm trước. Nó khó chịu nên cứ xoay xở đấy mẹ có thấy không. Nếu là đứa khác thì nó đã khóc ré lên, hoặc là đứa lớn thì sẽ tự tháo tất ra. Thế nhưng tại sao mẹ cứ bắt cháu phải đi tất chân để ngủ.
– Con lần đầu làm mẹ chẳng biết gì cả, đến mẹ là người lớn đây mà còn phải đi tất chân mới ngủ được nữa là thằng nhỏ. Mà đi tất chân thì có mất gì mấy phút đâu mà con cứ ngang không chịu đi cho nó.
Nói hết nước hết cái mẹ chồng không chịu hợp tác tôi chẳng biết phải làm thế nào vì Tết cũng đang tới gần rồi, xin sang nhà ngoại thì cũng không được mà lên thành phố cũng không xong. Nhưng cứ cái đà không được chăm sóc con theo ý của mình, tôi bực không chịu nổi.
Tâm sự từ độc giả baoan…
Theo các chuyên gia thì đi tất cho bé khi ngủ vừa có lợi lại vừa có hại. Mẹ bé có thể tham khảo bài dưới đây hiểu rõ khi nào và tại sao nên đi tất cho bé lúc ngủ.
Lợi ích khi đi tất chân cho bé
Ngăn ngừa nứt nẻ bàn chân
Mùa đông (đặc biệt là mùa đông ở miền Bắc) thời tiết hanh khô dễ khiến gót chân bé bị khô và nứt nẻ. Đi tất khi đi ngủ sẽ giúp ngăn ngừa việc này. Các mẹ nên chú ý kích thước cũng như chất liệu để lựa chọn một đôi tất thoải mái, giúp lưu thông máu tốt hơn từ đó đôi chân bé cũng sẽ mềm mại hơn. Nếu các bé có làn da khô, mẹ có thể bôi kem dưỡng ẩm, loại dành cho da trẻ em, vừa làm mềm da vừa lành tính với da trẻ nhỏ.
Giữ cơ thể ấm áp
Trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh thường bị thoát thân nhiệt qua đầu và bàn chân vì vậy việc giữ ấm hai bộ phận này là vô cùng quan trọng.
Khi bị lạnh bé sẽ khó ngủ, ngủ không ngon giấc, mà giấc ngủ lại ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe của bé. Ngoài ra để chân lạnh cũng làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về khớp và tim mạch. Vì vậy đi tất cho bé khi ngủ sẽ giúp giữ ấm chân và cả cơ thể cho bé.
Loại bỏ thói đổ mồ hôi chân
Như đã nói ở trên, trẻ nhỏ và trẻ sợ sinh dễ bị thoát nhiệt qua bàn chân, dẫn đến đổ mồ hôi chân, gây khó chịu và có thể dẫn đến các bệnh về thấp khớp, tim mạch. Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra, việc đi tất khi đi ngủ sẽ giúp giấc ngủ sâu hơn, không chỉ với các bé mà thậm chí là với cả người lớn nữa nhé.
Tác hại khi đi tất chân cho bé
Tuy nhiên, bên cạnh các lợi ích thì việc đi tất chân cho bé khi ngủ vào mùa đông cũng có những tác hại sau:
Cản trở sự phát triển của chân
Đôi khi các mẹ không để ý tới kích thước tất, khiến bé đi tất quá chật khi đi ngủ, có thể làm giảm tuần hoàn máu, cản trở sự phát triển bình thường của bản chân. Để tránh tình trạng này mẹ nên chọn các loại tất có chất liệu tự nhiên và vừa vặn với bé.
Tăng nguy cơ đột tử
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 5 tuổi chưa thể điều chỉnh nhiệt độ cơ thể như người trưởng thành và trẻ lớn. Nếu bố mẹ không theo dõi nhiệt độ cơ thể của bé khi đi ngủ thường xuyên thì việc đi tất ban đêm có thể khiến bé bị quá nóng dẫn đến làm tăng nguy cơ đột tử.
Chính vì thế, bố mẹ nên theo dõi bé thường xuyên để đảm bảo bé không bị nóng quá. Đồng thời nhiệt độ phòng ngủ của bé cũng luôn cần được điều chỉnh phù hợp (28-30 độ C) để đem lại sự thoải mái cho bé.
Như vậy, điều quan trọng trong việc đi tất cho bé khi đi ngủ vào mùa đông là phải xem xét tùy vào thời tiết từng ngày và tùy vào tình trạng từng bé. Vào những ngày thời tiết ấm áp thì mẹ không nên mặc quá nhiều quần áo cho bé khi đi ngủ. Với các bé không thoải mái khi đi tất thì mẹ cũng cần cân nhắc việc có nên đi tất khi ngủ cho bé không.
Ngoài ra mẹ cần kiểm tra nhiệt độ phòng và cơ thể bé thường xuyên vào ban đêm để đảm bảo an toàn cho con. Bên cạnh đó, các mẹ cũng nên lưu ý vệ sinh chân bé thật sạch sẽ trước khi đi tất, giặt và thay đổi tất thường xuyên để tránh nhiễm khuẩn nấm, và tùy từng lúc mà lựa chọn đôi tất phù hợp với bé nhé.