Tìm hiểu xem nguồn gốc, đặc điểm và tác dụng của cây lá đắng

Thông tin về cây lá đắng

Cây lá đắng có nguồn gốc từ châu Phi và khu vực Ấn Độ. Với đặc điểm dễ trồng nên đã được nhân rộng trên toàn thế giới. Đây là một loài cây thân thẳng, bụi, thường sống lâu năm, đạt chiều cao khoảng từ hai đến ba mét và có đường kính thân từ 2 đến 4 cm.

Cây lá đắng thường có những nhánh chia ngay tại cành gốc. Lúc cây còn non, bề mặt của lá thường được phủ bởi một lớp lông trắng mịn, nhưng khi cây trưởng thành, lớp lông này thường rụng dần. Phiến lá của cây có hình dạng trái xoan, trong khi đó mép lá có răng cưa và cuống dài.

Thành phần dinh dưỡng có trong cây lá đắng

Cây lá đắng được đặt tên như vậy là vì trong cây có chứa một loạt các hợp chất và dưỡng chất đặc biệt có khả năng tạo ra vị đắng của lá. Các thành phần quan trọng bao gồm: Alkaloids, Saponin, Tannin, Glycoside, Flavonoid, Acid phenolic, Lignan, Xanthone, Terpene, Steroid, Coumarin, Anthraquinone, Edotide và sesquiterpene.

Ngoài ra, lá đắng còn chứa nhiều khoáng chất và dưỡng chất quan trọng như magnesium, chromium, manganese, selenium, sắt, đồng, kẽm. Các loại vitamin (A, E, C, B1, B2), protein thô, chất xơ, chất béo, tro, carbohydrate, và các acid amin quan trọng như Leucine, Isoleucine, Lysine, Methionine, Phenylalanine, Threonine, Valine, Histidine, Tyrosine. Tất cả những thành phần này đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp dinh dưỡng và hỗ trợ sức khỏe con người.

Thành phần dinh dưỡng có trong cây lá đắng

Tác dụng không ngờ của cây lá đắng đối với sức khỏe

Dân gian thường sử dụng lá đắng để nấu canh rau hoặc xay nhuyễn lấy nước uống. Cây lá đắng được xem như một nguồn dinh dưỡng trong việc hỗ trợ nhiều loại bệnh lý khác nhau. Một số thầy thuốc tại khu vực Châu Phi đã khuyến khích người dân sử dụng lá đắng trong việc hỗ trợ những bệnh nhân bị đái tháo đường cũng như các vấn đề liên quan đến rối loạn tiêu hoá như chán ăn, kiết lỵ…

Hợp chất có trong lá đắng được cho là có nhiều tác dụng hỗ trợ bệnh liên quan đến viêm nhiễm, lão hóa, nhiễm giun sán, các động vật nguyên sinh (protozoan) và vi khuẩn. Theo một nghiên cứu được công bố trong Quyển Y – Sinh học thực nghiệm (Experimental Biology and Medicine) tháng 2 năm 2004, lá đắng có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư vú.

Cây lá đắng chứa các polyphenol có khả năng kháng viêm, chống oxy hóa, giúp bảo vệ thận và gan khỏi các tác động tiêu cực. Ngoài ra, loại cây này cũng có tác dụng hỗ trợ một số bệnh ngoài da, có khả năng giúp hạ đường huyết, ổn định lipid máu và bảo vệ tim mạch.

Một số nghiên cứu khoa học đã ghi nhận các tác dụng của cây lá đắng như sau:

  • Các hợp chất như Xanthones và Acid phenolic trong lá đắng được cho là có khả năng giúp chữa cảm lạnh và giảm sốt.

  • Do chứa các chất chống oxy hóa, cây lá đắng cũng có tác dụng chữa các bệnh qua đường tình dục như bệnh lậu.

  • Giúp giảm triệu chứng đau họng và ho có đờm.

  • Tăng tiết sữa mẹ cho phụ nữ đang cho con bú.

  • Lá đắng có chất caroten giúp cân bằng quá trình tổng hợp hormon và duy trì nồng độ estrogen.

  • Giúp giảm cholesterol xấu, trị viêm gan siêu vi B và C và khử độc cho cơ thể để bảo vệ gan thận.

  • Trị mẩn ngứa ngoài da và có tác động an thần, giúp giảm đau.

Hướng dẫn cách sử dụng cây lá đắng chữa bệnh

Muốn khai thác những tác dụng của cây lá đắng hiệu quả và đúng cách, hãy để Cleanipedia hướng dẫn bạn về cách sử dụng loại cây này nhé!

Cây lá đắng dùng sắc nước uống hàng ngày

Lá đắng là một loại thảo dược có thể được sử dụng hàng ngày để thanh nhiệt, giải độc và giảm triệu chứng do rượu gây ra. Cách sử dụng đơn giản, bạn chỉ cần rửa sạch lá đắng và sau đó sắc với tỷ lệ 20 gram lá đắng cho mỗi lít nước. Hãy để lá đắng sắc trong khoảng 15 phút rồi bạn mới bắt đầu sử dụng trong ngày.

Hướng dẫn cách sử dụng cây lá đắng chữa bệnh

Dùng cây lá đắng ngâm rượu thuốc

Tác dụng của cây lá đắng ngoài thanh độc giải nhiệt còn dùng để ngâm rượu thuốc. Loại cây này sau khi được rửa sạch và chẻ vừa cỡ, cần phơi khô. Bạn có thể hòa cùng với rượu trong bình. Hãy đợi khoảng 15 ngày cho đến khi màu của rượu chuyển dần sang màu vàng và đậm hơn theo thời gian. Hơn nữa, tùy thuộc vào mong muốn, bạn có thể lựa chọn uống nguyên chất hoặc thêm rượu để điều chỉnh nồng độ.

Trị thoái hóa đốt sống cổ

Lấy khoảng 8 lá đắng và rửa sạch một cách cẩn thận. Tiếp đến, bạn hãy xay nhuyễn hoặc giã nát. Trước khi đi ngủ, hòa lá đắng đã xử lý với một nửa cốc bia và vắt lấy nước để uống.

>>>> Xem thêm:

  • Top 25 loại lá tắm cho trẻ sơ sinh an toàn, dịu nhẹ làn da

  • Trẻ bị dị ứng thời tiết tắm lá gì? 6 loại lá chữa dị ứng tốt nhất

  • Lợi ích của khuynh diệp trong chăm sóc nhà cửa và sức khỏe

Trên đây là các thông tin về nguồn gốc, đặc điểm và các bài thuốc từ cây lá đắng. Tuy nhiên, để tác dụng của cây lá đắng phát huy hiệu quả tốt nhất, bạn vẫn nên tham khảo ý kiến bác sĩ về cách dùng và liều lượng. Mong rằng những thông tin mà Cleanipedia chia sẻ sẽ giúp ích cho bạn và đừng quên tiếp tục theo dõi những bài viết kế tiếp của chúng tôi nhé!

Tác giả: Team Cleanipedia

Facebook | Youtube | Instagram | Pinterest | Twitter

Bản quyền thuộc về: Unilever Vietnam. Ghi rõ nguồn khi tham khảo.