Thuỳ mị và nết na là những tính từ “có cánh” mà nhiều người thường dành lời khen cho con gái. So với con trai hay bày trò nghịch ngợm khiến không ít bố mẹ phải đau đầu nhức óc, thì nuôi dạy con gái được xem là dễ dàng hơn đối với các bậc bố mẹ. Tuy nhiên dù là con gái hay con trai thì ở giai đoạn tuổi thơ đầu đời, hầu như đứa trẻ nào cũng thích chơi đùa, bày trò, có những hành động khiến bố mẹ phải “mắt chữ 0 mồm chữ A”.
Chẳng hạn như mới đây nhất, hình ảnh con gái Winnie được Đông Nhi đăng tải trên trang cá nhân đã thu hút sự chú ý của cộng đồng mạng. Trước đó, ái nữ nhà Đông Nhi và Ông Cao Thắng luôn xuất hiện trong mắt nhiều người hâm mộ với những hình ảnh, lời nói và cử chỉ cực kỳ đáng yêu, xinh xắn đúng chuẩn đại tiểu thư. Tuy nhiên chỉ với một hành động được mẹ chia sẻ, Winnie đã khiến mọi người phải trợn tròn mắt vì bất ngờ trước độ nghịch ngợm của cô bé.
Đây là những hình ảnh Winnie xinh xắn, đáng yêu ra dáng tiểu thư trong mắt mọi người.
Khi Winnie có trò nghịch ngợm khiến nhiều người lên tiếng “đẻ con gái cho thuỳ mị, nết na”.
Ái nữ nhà Đông Nhi Ông Cao Thắng mặc chiếc váy công chúa, nhưng lại đu hai chân lên ghế rồi ngã người về phía sau. Đây được xem là một trò nghịch nguy hiểm đối với trẻ nhỏ, tuy nhiên trong khi Winnie thực hiện hành động này thì bố Ông Cao Thắng đang ở phía sau con gái, còn có màn “hỗ trợ” vịn ghế cho ái nữ.
Cộng đồng mạng lên tiếng trước trò nghịch của con gái Đông Nhi Ông Cao Thắng.
Mặc dù có thể thấy đây là một hành động vui đùa của Winnie khi ở cạnh bố mẹ, và trò nghịch của cô bé có sự quan sát của người lớn. Thế nhưng trong những trường hợp không có bố mẹ, trò nghịch ngợm này có thể đem đến nhiều hậu quả khó lường đối với sự an toàn của trẻ.
Đồng ý rằng trẻ nhỏ đang trong giai đoạn kích thích trí tò mò, ham thích khám phá những điều mới mẻ ở xung quanh, việc trẻ có các trò vui chơi, nghịch phá là điều hết sức tự nhiên và phù hợp với quy luật phát triển. Tuy nhiên để đảm bảo không xảy ra những tình huống hối tiếc ảnh hưởng tiêu cực đến con trẻ, bố mẹ cần phải biết rằng có những trò vui chơi nguy hiểm mà bố mẹ nên dạy con tránh xa càng sớm càng tốt.
Trẻ có thể tự do chơi đùa trong một phạm vi an toàn nhất định, và tốt nhất là có sự theo dõi, giám sát kỹ càng của bố mẹ hoặc người lớn. Như vậy thì trong những trường hợp nguy hiểm xảy ra, bố mẹ mới có thể kịp thời xử lý và hỗ trợ con trẻ.
Vậy khi trẻ có những trò nghịch ngợm, bố mẹ cần làm gì?
Thay vì cấm cản hoàn toàn, bố mẹ có thể thiết lập giới hạn rõ ràng về những trò vui chơi được phép và không được phép cho trẻ. Đồng thời, bố mẹ cần giải thích cho con hiểu lý do tại sao một hành vi nào đó không tốt hoặc không an toàn. Sử dụng ngôn ngữ đơn giản, nhẹ nhàng và cung cấp cho con sự hiểu biết về những rủi ro từ hành động của mình.
Bố mẹ cũng có thể hướng dẫn và khuyến khích các hoạt động thay thế mà con được phép thực hiện, thay vì những hành vi nghịch ngợm có độ nguy hiểm. Ví dụ, nếu con thích leo trèo, bố mẹ có thể đưa con đến các khu vui chơi địa hình có trang bị đồ bảo hộ và đảm bảo an toàn nhất định để con có cơ hội được trải nghiệm nó.
Động viên và khen ngợi cũng rất quan trọng. Khi con tuân thủ và thực hiện những hành vi tốt, bố mẹ nên động viên và khen ngợi con. Điều này sẽ khuyến khích con tiếp tục thực hiện những hành vi tốt và dần dần định hình hành vi tích cực cho mình.
Quan trọng nhất, bố mẹ cần hiểu rằng nghịch ngợm là một phần của quá trình trưởng thành của trẻ nhỏ và việc hướng dẫn hay giám sát có thể giúp con phát triển một cách tích cực, hơn là cấm cản hoàn toàn mọi hành vi nghịch ngợm của trẻ.
Bố mẹ nên khuyến khích trẻ chơi những trò chơi có tính giáo dục, phát triển trí não và giúp tăng cường kỹ năng xã hội của trẻ. Dưới đây là một số trò chơi mà bố mẹ có thể khuyến khích trẻ chơi:
– Trò chơi xây dựng: Bố mẹ có thể khuyến khích trẻ chơi với các khối xếp hình, lego, hoặc các bộ trò chơi xây dựng khác. Trò chơi này giúp phát triển khả năng tư duy không gian, tư duy logic và sáng tạo.
– Trò chơi tưởng tượng và vai diễn: Trẻ có thể chơi những trò chơi như vẽ tranh, kể chuyện hoặc diễn kịch. Đây là cách tuyệt vời để trẻ phát triển khả năng sáng tạo, tư duy xã hội và khả năng tổ chức.
– Trò chơi thể thao và hoạt động ngoài trời: Bố mẹ có thể khuyến khích trẻ tham gia vào các hoạt động thể thao như bóng đá, bóng rổ, chạy, nhảy dây, hoặc xe đạp. Những hoạt động ngoài trời này giúp trẻ phát triển vận động, tăng độ khéo léo và rèn luyện sức khỏe.
– Trò chơi trí tuệ: Bố mẹ có thể khuyến khích trẻ chơi các trò chơi trí tuệ như ghép hình, rubik, hay trò chơi cờ vua, cờ tướng. Những trò chơi này giúp trẻ rèn luyện tư duy logic, kỹ năng giải quyết vấn đề và cải thiện kỹ năng tập trung.
– Trò chơi sáng tạo và nghệ thuật: Bố mẹ có thể khuyến khích trẻ chơi với màu sắc, vẽ tranh, làm đồ thủ công hoặc âm nhạc. Những hoạt động sáng tạo nghệ thuật này giúp trẻ phát triển năng lực thẩm mỹ và xây dựng sự tự tin.
Bố mẹ cần dạy con tránh xa những trò chơi hoặc hành vi gây hại cho bản thân và người khác, bao gồm:
– Chơi với đồ vật sắc nhọn: Bố mẹ cần dạy trẻ tránh chơi với đồ vật sắc nhọn như dao, kéo, hoặc đồ chơi có thể gây chấn thương cho trẻ.
– Trò chơi mang tính bạo lực: Bố mẹ cần dạy trẻ tránh chơi các trò chơi có yếu tố bạo lực, như đánh nhau, sử dụng vũ khí giả, hoặc xem những nội dung bạo lực không phù hợp cho độ tuổi của trẻ.
– Chơi trò chơi điện tử quá mức: Bố mẹ cần giới hạn thời gian chơi game điện tử, và đảm bảo rằng trẻ không nghiện game hoặc lạm dụng các thiết bị điện tử quá mức.
– Chơi với nguyên liệu độc hại: Bố mẹ cần đảm bảo rằng trẻ không chơi với các chất độc hại như hóa chất, thuốc nhuộm, hoặc các chất có thể gây ngộ độc.
– Trò chơi mạo hiểm: Bố mẹ cần hướng dẫn trẻ tránh chơi những trò chơi mạo hiểm có thể gây nguy hiểm đến tính mạng và sức khỏe của trẻ, như leo trèo, chơi gần khu vực nước sâu hay chơi với lửa mà không có sự giám sát của người lớn bên cạnh.
Bố mẹ nên tìm hiểu về các trò chơi mà trẻ muốn tham gia, đảm bảo tính an toàn, độ tuổi phù hợp và giới hạn thời gian chơi. Trò chơi nên được coi là một phương tiện để trẻ vừa học hỏi vừa vui chơi, giữ được sự cân bằng giữa giải trí và sự phát triển toàn diện của trẻ.