Tác dụng không ngờ của lá lốt đối với bệnh trĩ
Lá lốt có vị cay, tính ấm nóng, có thể giúp làm ấm cơ thể và giảm đau cực kỳ hiệu quả. Trong lá lốt có chứa các thành phần như canxi, chất xơ, protein, sắt,… Ngoài ra còn chứa lượng lớn benzylaxetat, beta-caryophylen, piperolotidin,… giúp kháng viêm, kháng khuẩn và cũng như có tác dụng chống oxy hóa.
Từ những đặc tính trên cho thấy tác dụng của lá lốt trong việc hỗ trợ cải thiện các vấn đề liên quan đến bệnh trĩ. Cụ thể, loại lá này giúp giảm khả năng ngứa ngáy hay đau rát ở hậu môn cũng như giúp tiêu viêm, kháng viêm và kích thích búi trĩ co lại nhanh hơn.
Lá lốt kết hợp ngải cứu chữa trĩ tại nhà
Ngải cứu được dân gian dùng như một loại thảo dược để hỗ trợ chữa trị các bệnh ở nữ giới như: kinh nguyệt, an thai… Ngoài ra, ngải cứu còn có chức năng cầm máu, kháng khuẩn, giảm đau nên khi kết hợp với lá lốt sẽ cho ra một bài thuốc chữa trị bệnh trĩ cực kỳ hiệu quả.
Các bước thực hiện:
- ✦
Bước 1: Đầu tiên, bạn cần chuẩn bị lá lốt và ngải cứu mỗi thứ một nắm. Sau đó, mang 2 loại lá này đi rửa sạch, ngâm trong nước muối loãng để sát khuẩn và vớt ra để ráo nước.
- ✦
Bước 2: Đun lá lốt và lá ngải cứu cùng với nước, chờ đến khi sôi thì giảm lửa, đun thêm 10 phút nữa rồi tắt bếp.
- ✦
Bước 3: Mở nắp nồi cho giảm độ nóng đợi cho nước hơi ấm thì ngâm hậu môn từ 10 – 15 phút.
- ✦
Bước 4: Cuối cùng, khi hết nóng, bạn dùng hỗn hợp nước này rửa hậu môn rồi dùng khăn sạch lau khô là xong.
Điều trị trĩ bằng lá lốt và lá trầu không
Theo người xưa, lá trầu không thì hầu như không có tác dụng trong việc chữa trị bệnh trĩ, tuy nhiên vì có họ hàng với lá lốt nên có thể kết hợp cả hai để tăng thêm tính sát khuẩn, giảm đau, kháng viêm và kích thích lưu thông máu trong búi trĩ.
Để thực hiện cần các bước sau:
- ✦
Bước 1: Trước tiên, bạn cần chuẩn bị một nắm lá lốt và một trầu không. Đem rửa sạch, ngâm trong nước muối loãng để sát khuẩn và để ráo nước.
- ✦
Bước 2: Đun lá lốt và lá trầu không cùng với nước, đậy nắp lại cho đến khi sôi thì giảm lửa, đun thêm 10 phút nữa rồi tắt bếp.
- ✦
Bước 3: Mở nắp nồi cho giảm hơi nóng rồi ngồi xông khoảng từ 10 – 15 phút. Ngoài ra, bạn có thể đợi cho nước hơi ấm thì ngâm hậu môn từ 10 – 15 phút.
- ✦
Bước 4: Cuối cùng, bạn chỉ cần dùng khăn sạch thấm với nước lau khô là được.
Tác dụng của lá lốt có lợi cho người bệnh trĩ không?
Lá lốt cũng không phải là “thần dược” điều trị bệnh trĩ dứt điểm. Tuy nhiên, loại lá này có chứa các loại Vitamin C, chất xơ, canxi, protein… được cho là thành phần có lợi đối với hệ tiêu hóa, nhất là những ai mắc bệnh trĩ. Bạn có thể dùng để chế biến các món ăn thường ngày như: canh, chiên, xào, nướng…
Song, việc ăn bổ sung lá lốt cũng cần cân nhắc. Bạn cần lưu ý rằng không nên ăn lá lốt quá 2 lần trong tuần. Bởi vì loại rau này có chứa tính ấm, gây nóng trong người và kích thích đường ruột, dạ dày. Đặc biệt, bạn cũng không nên dùng loại lá này khi đang mắc bệnh sốt, táo bón, nhiệt miệng…
Những lưu ý khi điều trị trĩ bằng lá lốt hiệu quả
Để tác dụng của lá lốt đối với việc điều trị bệnh trĩ hiệu quả và an toàn hơn, bạn cần lưu ý một số điều sau:
- ✦
Không được thực hiện việc bôi hay đắp lá lốt tươi trực tiếp lên hậu môn và búi trĩ. Bởi vì vị cay nồng có trong lá lốt có thể gây kích ứng.
- ✦
Khi chọn lá lốt cần chọn những lá không quá non cũng không quá già, không bị sâu bệnh ở lá. Chú ý rằng lá lốt phải được theo phương thức trồng tự nhiên, không được sử dụng thuốc để đảm bảo an toàn cho sức khỏe người dùng.
- ✦
Trong quá trình thực hiện sử dụng lá lốt chữa trị bệnh trĩ tại nhà, bạn cần thực hiện đều đặn từ 1 – 2 lần/ngày liên tục từ 10 – 14 ngày và duy trì việc điều trị vào lúc nghỉ ngơi, thư giãn khi đã vệ sinh hậu môn sạch sẽ.
Bạn đã biết sử dụng lá lốt để chữa bệnh tổ đỉa ở bàn tay?
Bạn có bao giờ bị “tổ đỉa ở bàn tay”? Nếu chẳng may vô tình bị rơi vào tình trạng này, bạn có thể tham khảo mẹo hỗ trợ chữa bệnh tổ đỉa ở tay cũng vô cùng đơn giản dưới đây. Bạn chỉ cần thực hiện theo các bước sau và duy trì chế độ này liên tục từ 5 -7 ngày, trung bình mỗi ngày từ 1 -2 lần là có thể cải thiện rõ rệt:
- ✦
Bước 1: Đầu tiên, bạn cần rửa sạch một nắm lá lốt, sau đó vắt lấy nước cốt và uống hết.
- ✦
Bước 2: Lấy một nồi nước khoảng 3 chén nước đặt lên bếp và cho phần bã lá lốt vào nồi. Sau đó, bạn tiến hành đun sôi hỗn hợp trên.
- ✦
Bước 3: Chắt phần nước và phần bã riêng, lấy phần nước còn ấm rửa ở vùng tổ đỉa. Sau đó, bạn dùng khăn sạch lau khô rồi lấy phần bã dư đắp lên và băng bó lại.
Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và không gây ra bất kỳ nguy hiểm nào, bạn vui lòng tham khảo ý kiến của chuyên gia và bác sĩ trước khi thực hiện.
Tác dụng của lá lốt là chữa bệnh viêm nhiễm âm đạo
Lá lốt cũng có thể hỗ trợ chữa viêm nhiễm âm đạo rất tốt, cải thiện được các triệu chứng ngứa ngáy, ra nhiều khí hư,…Cách thực hiện sử dụng lá lốt để chữa tại nhà mà bạn có thể tham khảo như sau:
- ✦
Bước 1: Cần chuẩn bị 50g lá lốt, 40g nghệ tươi, 20g đường phèn.
- ✦
Bước 2: Rửa sạch lá lốt và nghệ rồi để ráo.
- ✦
Bước 3: Cho cả 3 nguyên liệu vào nồi rồi đổ nước ngập hỗn hợp khoảng 2 đốt ngón tay. Sau đó, bạn mang hỗn hợp trên đi đun sôi với lửa vừa tầm 10 – 15 phút.
- ✦
Bước 4: Chờ cho đến khi nước ấm, dùng nước thuốc rửa phần âm đạo.
Lá lốt chữa đau bụng do nhiễm lạnh
Tác dụng của lá lốt cũng rất hiệu quả trong việc hỗ trợ chữa đau bụng do nhiễm lạnh. Chỉ cần sử dụng 20g lá lốt tươi, đem đi rửa sạch rồi cho vào nồi. Sau đó, bạn cho 3 chén nước vào và đun sôi trên bếp. Cuối cùng, hãy đợi đến khi nước rút xuống còn khoảng 1 chén thì tắt bếp, chờ cho đến khi còn ấm ấm uống trước khi bữa ăn tối.
Cải thiện đau nhức cơ thể bằng lá lốt
Theo như đông y, lá lốt có mùi thơm và vị cay nhè nhẹ mang công dụng bổ máu và trị nhức xương khớp vô cùng hiệu quả. Để Cleanipedia gợi ý cho bạn 2 cách sử dụng lá lốt để cải thiện tình trạng đau nhức xương khớp.
- ✦
Cách 1: Sử dụng 600g lá lốt cùng với 100g thịt cắt nhỏ, ướp cùng với gia vị rồi sau đó cho lên bếp xào. Nên thực hiện ăn món này khoảng 3 lần/tuần.
- ✦
Cách 2: Đun sôi 300g lá lốt cùng với 3 chén nước cho đến khi sắc lại còn lại khoảng nửa chén nước thì uống mỗi ngày sau mỗi bữa tối.
Chữa đau, sưng đầu gối bằng lá lốt
Chứng đau nhức xương khớp đôi lúc có thể được cải thiện bất ngờ chỉ nhờ vào sử dụng lá lốt. Bạn có thể thử cùng Cleanipedia thực hiện theo các bước sau:
- ✦
Bước 1: Chuẩn bị 20 lá lốt, 20g ngải cứu và khoảng 1 ít giấm.
- ✦
Bước 2: Giã nát 20g lá lốt và ngải cứu, sau khi đã được đem đi rửa sạch.
- ✦
Bước 3: Cuối cùng, bạn chỉ cần cho thêm một ít giấm vào hỗn hợp giã nhuyễn rồi đem đi đun nóng lên là được. Sau đó, bạn dùng phần thuốc đó đắp lên chỗ đầu gối bị đau, sưng nhé!
Trên này là toàn bộ thông tin về tác dụng của lá lốt. Cleanipedia hy vọng rằng các bạn sẽ có thêm nhiều thông tin hữu ích. Đừng quên theo dõi trang để biết thêm nhiều mẹo vặt chăm sóc sức khỏe cho cả nhà nhé!
>>>> Xem thêm:
- ✦
3 Cách điều trị tại nhà khi bị dị ứng thời tiết
- ✦
Trẻ bị dị ứng thời tiết tắm lá gì? 6 loại lá chữa dị ứng tốt nhất
- ✦
Herbal là gì? Lợi ích dành cho sức khỏe và những điều cần lưu ý
Tác giả: Team Cleanipedia
Facebook | Youtube | Instagram | Pinterest | Twitter
Bản quyền thuộc về: Unilever Vietnam. Ghi rõ nguồn khi tham khảo.