Tác dụng của lá mật gấu, bạn đã biết chưa?

Thông tin về cây mật gấu

Trước khi tìm hiểu về tác dụng của lá mật gấu, Cleanipedia muốn giới thiệu sơ về loài thảo dược này để giúp bạn dễ dàng nhận biết.

Cây mật gấu còn gọi là cây lá đắng, thuộc họ cúc và phân bố chủ yếu ở miền núi phía Bắc nước ta. Thân, rễ và lá cây đều có thể sử dụng làm thuốc chữa bệnh, nhưng lá cây là bộ phận được dùng nhiều nhất. Lá cây mật gấu có vị đắng, tính hàn và có mùi hương đặc trưng.

Đặc điểm

  • Cây mật gấu thuộc dạng cây bụi, thân thảo và phân nhiều nhánh. Cây có thể cao từ 5m đến 10m tùy vào điều kiện sống.

  • Lá cây hình trái xoan, mọc đơn và so le, mép lá có nhiều răng cưa nhỏ. Lá có chiều dài từ 6cm đến 10cm và rộng từ 2cm đến 4cm.

  • Hoa mật gấu có màu trắng vàng, gồm 6 cánh, nở thành từng cụm ở phần ngọn của thân cây. Tràng hoa hình ống, dài khoảng 5mm đến 8mm. Hoa thường nở vào tháng 2 đến tháng 4 hằng năm.

  • Quả của cây hình trám, có màu xanh, khi chín chuyển sang màu nâu. Mỗi năm, quả sẽ chín vào khoảng tháng 5 đến tháng 6.

Giá trị dinh dưỡng

Các giá trị dinh dưỡng có trong lá cây mật gấu là:

  • Các khoáng chất: Magnesium; chromium; manganese; selenium; sắt; đồng; kẽm; vitamin A, E, C, B1, B2; protein thô; chất xơ; chất béo; carbohydrate và tro.

  • Các acid amin: Leucine; isoleucine, lysine; methionine; phenylalanine; threonine; valine; histidine và tyrosine.

  • Các hoạt chất sinh học: Alkaloids; saponin; glycoside; flavonoid; coumarin; terpen; steroid; acid phenolic; anthraquinone; sesquiterpene; xanthone; edotide và lignan.

Thông tin về cây mật gấu

Những tác dụng của lá mật gấu đối với sức khỏe

Dưới đây là những tác dụng của lá mật gấu đối với sức khỏe mà bạn nên biết:

  • Lá cây có thể mang đến công dụng giúp giảm nguy cơ bị ung thư vú ở phụ nữ.

  • Khắc phục tình trạng chán ăn và giảm rối loạn tiêu hóa, điều trị táo bón, tiêu chảy.

  • Polyphenol trong lá cây có tính kháng viêm, thải độc, bảo vệ thận, gan và tim mạch. Ngoài ra, loại lá này còn giúp ổn định lipid máu và điều trị một số bệnh ngoài da.

  • Chữa sốt rét, nhiễm giun, viêm dạ dày.

  • Điều trị viêm ruột, viêm đại tràng, viêm gan, vàng da.

  • Điều trị đau xương khớp.

  • Andrographolide trong lá làm giảm và điều hòa lượng đường trong máu, hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường.

  • Lá mật gấu chứa nhiều kali giúp hạ huyết áp hiệu quả.

  • Hỗ trợ điều trị viêm đường hô hấp, ho khan, ho có đàm.

Cần lưu ý gì khi sử dụng lá mật gấu?

Tác dụng của lá mật gấu mang đến nhiều phương thuốc quý đối với sức khỏe của con người. Tuy nhiên, nếu sử dụng không đúng cách có thể sẽ phản tác dụng. Vậy nên, bạn cần lưu ý một số điều sau đây:

  • Lá cây mật gấu chỉ được dùng dưới dạng nước sắc hoặc nấu sôi.

  • Bạn không nên sử dụng quá nhiều lá cây mật gấu dẫn đến quá liều lượng. Việc này sẽ làm ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.

  • Phụ nữ mang thai không nên sử dụng lá cây mật gấu vì có thể làm tăng nguy cơ sẩy thai.

  • Khi bắt đầu điều trị bệnh, bạn nên sử dụng một lượng nhỏ để cơ thể dần thích ứng với thuốc.

  • Vì lá cây có chứa thành phần làm hạ huyết áp nên người huyết áp thấp không nên sử dụng.

  • Thành phần trong lá mật gấu có thể tương khắc với một số loại thuốc hay thực phẩm khác. Chính vì vậy, trước khi sử dụng lá mật gấu bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.

>>>> Xem thêm:

  • Cây hương thảo có tác dụng gì? Các cách sử dụng cây hương thảo

  • Cây khuynh diệp: Đặc điểm, tác dụng và cách chăm sóc

  • Lợi ích của khuynh diệp trong chăm sóc nhà cửa và sức khỏe

Mong rằng, qua bài viết trên bạn sẽ hiểu hơn về tác dụng của lá mật gấu trong đời sống và có thể ứng dụng để điều trị một số bệnh khi cần. Tuy nhiên, hãy nhớ tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng. Và, đừng quên theo dõi Cleanipedia mỗi ngày để bỏ túi nhiều mẹo hay bổ ích khác nhé!

Tác giả: Team Cleanipedia

Facebook | Youtube | Instagram | Pinterest | Twitter

Bản quyền thuộc về: Unilever Vietnam. Ghi rõ nguồn khi tham khảo.