Tìm hiểu về cây cúc tần
Để biết được tác dụng của lá cúc tần là gì, trước hết cần tìm hiểu đôi nét về loại cây này. Cây cúc tần còn được gọi là đại ngải, đại bi, từ bi, băng phiến ngải… Thuộc họ cúc và có xuất xứ từ Malaysia và Ấn Độ.
Đặc điểm
Vậy cây cúc tần có đặc điểm gì và nhận biết loài cây này như thế nào? Cùng Cleanipedia tìm hiểu những thông tin hữu ích dưới đây:
– Cây cúc tần cao khoảng 1m và mọc dáng thẳng đứng. Thân cây nhẵn và có lớp lông tơ mỏng.
– Cành cây cúc tần nhỏ, lá có hình elip và có răng cưa. Lá cúc tần có hoặc không có cuống.
– Cúc tần có hương thơm nhẹ. Hoa cúc tần mọc thành chùm và có màu tím. Quả nhỏ và có hình trụ.
– Cây cúc tần phân bố chủ yếu tại các tỉnh khu vực miền Bắc nước ta như: Hòa Bình, Vĩnh Phúc, Thanh Hóa, Nghệ An… chủ yếu là khu vực sườn đồi thấp và đồng bằng. Loại cây này có thể được trồng làm dược liệu hoặc mọc dại.
Giá trị dinh dưỡng
Theo y học cổ truyền cây cúc tần có vị thơm nhẹ, tính mát và hơi cay, vị đắng nhẹ. Cúc tần là vị thuốc quen thuộc trong các bài thuốc chữa nhiều bệnh về đường tiêu hóa, hô hấp, xương khớp… Ngoài ra, loại cây này còn có công dụng tiêu đờm, tiêu độc, kháng viêm, kích thích hệ tiêu hóa, bồi bổ cơ thể…
Theo y học hiện đại, cây cúc tần có chứa thành phần acid chlorogenic và tinh dầu. Cùng với canxi, vitamin C, protein, sắt… Cúc tần là dược liệu có công dụng hỗ trợ cải thiện triệu chứng ho, cảm, sốt, cải thiện hệ tiêu hóa, tốt cho đường tiết niệu và giảm căng thẳng mệt mỏi.
Những tác dụng của lá cúc tần đối với sức khỏe
Bác sĩ Dương Ngọc Vân (Công tác tại Bệnh viện đa khoa Medlatec) cho biết: Cây cúc tần có tác dụng hỗ trợ chữa các bệnh bí tiểu, cảm sốt, ho, hỗ trợ tiêu hóa và đau nhức xương khớp.
Cụ thể hơn, dưới đây là những tác dụng của lá cúc tần đối với sức khỏe con người mà bạn có thể tham khảo và áp dụng:
Tác dụng của lá cúc tần giúp giảm ho
Cây cúc tần có công dụng giảm ho hiệu quả và an toàn. Bạn có thể áp dụng bài thuốc từ lá cúc tần để chữa ho gồm: 200g lá cúc tần, 50g lá chanh, sả + rễ cà gai leo + rễ thủy xương bồ mỗi loại 100g, 50g trần bì. Rửa sạch tất cả các nguyên liệu trên,, mang phơi khô, sau đó cắt nhỏ và sao vàng rồi sắc với nước để uống 2 lần/ngày.
Trị cảm sốt nhờ loại lá này
Một trong những tác dụng của lá cúc tần mà ít ai biết chính là trị cảm sốt. Bài thuốc này có cách làm rất đơn giản, bạn chỉ cần chuẩn bị: Lá và rễ cúc tần + rễ bưởi + đinh lăng + cam thảo mỗi loại 20g và sắc cùng với nước uống 1 lần/ngày.
Tác dụng của lá cúc tần là chữa viêm phế quản
Lá cúc tần có tác dụng cải thiện chứng viêm phế quản hiệu quả và an toàn. Vậy cách thực hiện như thế nào? Bạn chỉ cần dùng 20g lá cúc tần + thịt lợn băm nhuyễn + 3g gừng. Tất cả các nguyên liệu sơ chế và nấu cháo ăn 3 lần mỗi ngày.
Trị chứng bí tiểu bằng lá cúc tần
Tác dụng của lá cúc tần đó là trị chứng bí tiểu vừa đơn giản, lại vừa hiệu quả. Lấy 100g lá cúc tần tươi (hoặc 50g lá khô) rửa sạch và nấu thay nước uống hàng ngày là được.
Loại lá này có chứa chất kháng khuẩn
Lá cúc tần còn có công dụng kháng khuẩn và giảm các triệu chứng của bệnh lao. Bên cạnh đó, loại lá này còn hỗ trợ điều trị chứng nhiễm trùng đường tiết niệu và kiết lỵ.
Đặc biệt, có thể bạn chưa biết nhưng tinh dầu của cúc tần còn có công dụng kháng khuẩn và tiêu diệt các loại vi khuẩn, nấm gây bệnh.
Lá cúc tần là nguồn chứa chất chống oxy hóa dồi dào
Tác dụng của lá cúc tần đối với sức khỏe là vô cùng tuyệt vời, loại lá này giàu chất chống oxy hóa rất tốt trong việc chống viêm nhiễm. Vì vậy lá cúc tần là nguyên liệu quý trong nhiều bài thuốc dân gian.
Tác dụng chống ung thư
Lá cúc tần còn có công dụng phòng ngăn chặn sự phát triển của khối u cổ tử cung. Lá và rễ của cây cúc tần có chứa thành phần giúp ức chế sự hình thành và phát triển tế bào ung thư.
Cải thiện chức năng của gan nhờ loại lá này
Rễ cây cúc tần có chứa các hoạt chất giúp bảo vệ gan trước những tổn thương do carbon tetraclorid gây nên.
Cần lưu ý gì khi sử dụng lá cúc tần?
Bên cạnh đó, để sử dụng cây cúc tần chữa bệnh hiệu quả và đảm bảo an toàn, bạn nên nắm rõ những lưu ý dưới đây:
– Trước khi dùng cây cúc tần bạn nên tham khảo ý kiến từ các chuyên gia về các lĩnh vực liên quan hoặc bác sĩ, dược sĩ để đảm bảo an toàn.
– Nên chọn địa chỉ mua cúc tần uy tín, có thương hiệu và nguồn gốc rõ ràng để lựa chọn những sản phẩm an toàn cho sức khỏe.
>>>> Xem thêm:
- ✦
Herbal là gì? Lợi ích dành cho sức khỏe và những điều cần lưu ý
- ✦
Lợi ích của khuynh diệp trong chăm sóc nhà cửa và sức khỏe
- ✦
Tinh dầu cà cuống là gì? Tác dụng và cách sử dụng
Nắm rõ tác dụng của lá cúc tần ở trên sẽ giúp bạn “bỏ túi” cho mình những bài thuốc hay để cải thiện sức khỏe an toàn và hiệu quả tại nhà. Nào hãy cùng lưu lại và áp dụng khi cần thiết nhé! Và đừng quên theo dõi những bài viết tiếp theo từ Cleanipedia để biết thêm nhiều mẹo hữu ích khác!
Tác giả: Team Cleanipedia
Facebook | Youtube | Instagram | Pinterest | Twitter
Bản quyền thuộc về: Unilever Vietnam. Ghi rõ nguồn khi tham khảo.