Mẹo bảo quản sữa ong chúa không cần tủ lạnh vẫn giữ trọn dưỡng chất

Sữa ong chúa để ở ngoài không khí được bao lâu?

Sữa ong chúa là nguồn thực phẩm quý giá được tổng hợp từ ong thợ để nuôi dưỡng ong chúa hoặc ấu trùng ong chúa. Trong tổ ong, sữa ong chúa được bảo vệ hoàn toàn bởi một lớp keo ong, cách ly với ánh sáng, nhiệt độ, bụi bẩn và không khí ẩm từ môi trường bên ngoài.

Sau khi thu hoạch, sữa ong chúa có thể bị ảnh hưởng nếu tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời trong khoảng 30 phút. Biểu hiện đầu tiên bạn có thể nhận thấy là thực phẩm sẽ chuyển đổi từ trắng vàng sang màu vàng đậm. Học cách bảo quản sữa ong chúa không cần tủ lạnh ngay sau khi thu hoạch là điều cần thiết để đảm bảo chất lượng.

Sữa ong chúa tươi khi để ở môi trường tự nhiên sẽ giữ được chất lượng trong khoảng một tuần. Sau đó, sản phẩm sẽ bắt đầu xuất hiện dấu hiệu hư hỏng. Nếu muốn bảo quản sữa ong chúa lâu dài, việc đặt trong ngăn đá của tủ lạnh là lựa chọn tốt nhất. Khi đó, chất lượng có thể giữ được trong khoảng 1 đến 2 năm. Còn trong trường hợp bảo quản ở ngăn mát, thời gian sử dụng tối đa là 2 tháng.

Cách bảo quản sữa ong chúa khi không có tủ lạnh

Cleanipedia mách bạn một số cách bảo quản sữa ong chúa không cần tủ lạnh sau:

Bảo quản sữa ong chúa dạng viên nang

Để thuận tiện cho người tiêu dùng, các nhà sản xuất đã đưa ra thị trường sản phẩm sữa ong chúa dưới dạng viên nang.

Với viên nang, việc bảo quản trở nên đơn giản hơn rất nhiều. Để giữ nguyên chất lượng của sữa ong chúa, bạn chỉ cần đặt sản phẩm trong lọ kín và để ở nhiệt độ phòng. Đồng thời, đừng quên để ở nơi mát mẻ, tránh nhiệt độ quá cao, độ ẩm lớn và có ánh nắng trực tiếp chiếu vào nhé!

Bảo quản sữa ong chúa tươi

Một trong những cách bảo quản sữa ong chúa không cần tủ lạnh được nhiều người áp dụng là dùng thùng xốp. Bạn rải một lớp đá lạnh vào đáy thùng rồi đặt các hũ sữa ong chúa đã được đậy kín. Đồng thời, nhớ phủ thêm một lớp đá phía trên nữa nhé!

Tùy thuộc vào dung tích của thùng và lượng đá viên, khoảng 8-12 tiếng bạn nên kiểm tra để cho nước ra khỏi thùng và thêm đá nếu cần thiết.

Cách bảo quản sữa ong chúa khi không có tủ lạnh

Cách nhận biết khi sữa ong chúa tươi bị hỏng

Một số dấu hiệu bạn có thể nhận biết khi sữa ong chúa tươi đã bị hỏng như sau:

Nhận biết bằng mắt thường

Sữa ong chúa mới thường có màu trắng ngà đồng đều, độ óng ánh và sánh mịn. Nếu bạn không biết cách bảo quản sữa ong chúa bên ngoài tủ lạnh và thấy sữa ong chúa có màu vàng đậm không đồng đều, xuất hiện cặn nhỏ và loang lổ thì có khả năng cao thực phẩm đã bị hỏng. Việc tiếp tục sử dụng có thể gây hậu quả tiêu cực cho sức khỏe như ngộ độc thực phẩm, tiêu chảy, buồn nôn, khó thở… Do đó, bỏ ngay sữa ong chúa khi phát hiện các dấu hiệu bị hỏng là lựa chọn tốt nhất để bảo vệ sức khỏe của bạn.

Kiểm tra mùi vị của sữa ong chúa

Bên cạnh việc nhận biết bằng mắt thường, bạn cũng có thể đánh giá sữa ong chúa tươi bằng khứu giác để ngửi. Sữa ong chúa tốt thường có mùi hơi chua nhưng không phải là mùi của thức ăn ôi thiu. Khi nếm thử, sữa ong chúa tươi sẽ tan chảy trong miệng, mang đến vị chua nhẹ và hơi lợ. Ngược lại, nếu sản phẩm đã bị hỏng, khi nếm thử, bạn có thể cảm nhận được mùi vị khó chịu.

Pha sữa ong chúa với nước

Ngoài ra, bạn còn có thể kiểm tra chất lượng của sữa ong chúa bằng cách hòa vào nước và khuấy đều. Nếu hỗn hợp màu trắng đục đồng đều và tan ngay trong nước, đó là dấu hiệu cho thấy sữa ong chúa vẫn còn tốt. Ngược lại, nếu bạn thấy có cặn lắng, không tan sau khi đã khuấy nhiều lần, đó là dấu hiệu rõ ràng cho thấy sữa ong chúa đã bị hỏng và không nên sử dụng.

>>> Xem thêm:

  • Cách bảo quản trái cây và rau củ luôn tươi mới tại nhà

  • Cách bảo quản sữa mẹ trong tủ lạnh đúng cách

  • Hướng dẫn cách bảo quản sữa mẹ đúng cách, an toàn cho trẻ

Trong bài viết này, Cleanipedia đã gửi đến bạn đọc cách bảo quản sữa ong chúa không cần tủ lạnh. Hy vọng rằng thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về phương pháp bảo quản để sử dụng sữa ong chúa có lợi nhất cho sức khỏe của mình.

Tác giả: Team Cleanipedia

Facebook | Youtube | Instagram | Pinterest | Twitter

Bản quyền thuộc về: Unilever Vietnam. Ghi rõ nguồn khi tham khảo.