Mách bạn những tác dụng của lá nếp đối với sức khỏe

Tìm hiểu tất tần tật về lá nếp

Cây lá nếp là một loại cây phổ biến trên toàn thế giới. Bởi vì loại cây này được xem là hương liệu đặc trưng trong các món ăn của các nước Đông Nam Á. Song, không chỉ dừng lại ở đó, tác dụng của lá nếp còn được khám phá ở khía cạnh tốt cho sức khỏe con người.

Nguồn gốc

Cây lá nếp hay còn được gọi là cây lá dứa hoặc lá cơm nếp, là một loại cây thân bụi có tên khoa học là Pandanus Amaryllifolius, thuộc họ Dứa dại. Loại cây này có nguồn gốc từ Nam Ấn Độ, bán đảo Đông Nam Á và Indonesia. Hiện nay, cây đã được trồng phổ biến trên toàn thế giới và được biết đến như một loại gia vị, thảo mộc đặc trưng.

Đặc điểm

Cây lá nếp là một loại cây thân thảo mọc thành bụi, có thể đạt chiều cao từ 1 đến 1,5 mét. Những chiếc lá dài và thẳng giống hình lưỡi kiếm. Các lá của cây mọc thành từng bẹ tạo thành cây và được sắp xếp theo mô hình xoắn ốc. Mép lá trơn và không có gai. Mặt trên của lá có màu xanh đậm, trong khi mặt dưới lại có màu xanh nhạt hơn. Ngoài ra, lá nếp thích ứng với những nơi có độ ẩm cao và có ánh sáng mặt trời. Tuy nhiên, cây rất hiếm khi có hoa, nếu có thì hoa của cây cũng ít nổi bật.

Đặc biệt, lá của loại cây này còn tỏa ra một hương thơm rất đặc trưng và dễ chịu. Do đó, tác dụng của lá nếp mà bất kỳ ai cũng yêu thích loại nguyên liệu này chính là sử dụng trong chế biến các món ăn.

Những tác dụng bất ngờ của lá nếp đối với sức khỏe

Ngoài những tác dụng của lá nếp mà bạn biết thì các nghiên cứu đã chỉ ra rằng loại cây này có chứa hương thơm đặc trưng mà khó tìm thấy ở những cây cùng họ khác. Mùi thơm này được tạo ra do quá trình oxy hóa một loại enzyme không bền có trong cây.

Ngoài ra, cây còn chứa nước, chất xơ,… các chất này giúp cây có những tác dụng đặc biệt, như:

  • Giảm đau và viêm: Cây lá nếp có tác dụng giảm đau và viêm cho các vấn đề liên quan đến đau nhức xương khớp, tê mỏi chân tay, sưng khớp, viêm khớp.

  • Giải cảm và thanh nhiệt: Cây lá nếp có khả năng giải cảm, làm giảm sốt và thanh nhiệt cơ thể. Ngoài ra, cây còn có tác dụng lợi tiểu và hỗ trợ điều trị phong hàn.

  • Tác dụng thư giãn và an thần: Loại cây này có tác dụng thư giãn, giúp giảm căng thẳng và chống trầm cảm. Ngoài ra, lá nếp còn có lợi cho hệ thần kinh và giúp tinh thần trở nên thư thái, thoải mái hơn.

  • Hỗ trợ điều trị tiểu đường: Cây lá nếp có lợi cho người mắc tiểu đường loại 2 và có thể hỗ trợ trong quá trình điều trị bệnh.

Những tác dụng bất ngờ của lá nếp đối với sức khỏe

Hướng dẫn các cách nấu để tận dụng tối ưu tác dụng của lá nếp

Dưới đây là hai cách để nấu nước lá nếp bồi bổ sức khỏe cho cơ thể siêu đơn giản mà bạn có thể tham khảo thêm:

  • Cách 1: Sử dụng lá nếp khô

  • Bước 1: Sử dụng 10 lá nếp tươi sau đó cắt thành khúc nhỏ và mang đi phơi khô.

  • Bước 2: Lấy một lượng lá vừa phải cho vào ấm cùng với 2,5 lít nước. Đun sôi và để lửa nhỏ cho kẹo lại còn khoảng 2 lít nước rồi tắt bếp.

  • Bước 3: Cuối cùng, bạn chỉ việc để nguội, chia nhỏ thành từng chai và sử dụng mỗi ngày.

  • Cách 2: Sử dụng lá nếp tươi

  • Bước 1: Sử dụng 10 lá nếp tươi và cuộn tròn lại.

  • Bước 2: Cho lá dứa vào nồi sau đó đổ nước ngập lá đun lửa nhỏ cho đến khi nước trong nồi chuyển sang màu xanh.

  • Bước 3: Để nguội nước và bảo quản sử dụng nước trong ngày.

>>> Xem thêm:

  • Tìm hiểu xem nguồn gốc, đặc điểm và tác dụng của cây lá đắng

  • Tác dụng của lá cúc tần trong việc cải thiện sức khỏe

  • Tác dụng của lá mật gấu, bạn đã biết chưa?

Mong rằng bài viết này sẽ giúp bạn có thể hiểu hơn về tác dụng của lá nếp và ứng dụng hợp lý vào đời sống. Tuy nhiên, nhớ hỏi ý kiến của chuyên gia, bác sĩ trước khi sử dụng nếu nghi ngờ bạn dễ bị dị ứng hoặc đang gặp phải những vấn đề về sức khỏe nhé!

Tác giả: Team Cleanipedia

Facebook | Youtube | Instagram | Pinterest | Twitter

Bản quyền thuộc về: Unilever Vietnam. Ghi rõ nguồn khi tham khảo.