Tổng hợp các mẹo dân gian chữa nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh tại nhà
Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng bệnh, sự hợp tác của trẻ cũng như nguồn nguyên liệu có sẵn. Mẹ có thể áp dụng một trong những mẹo sau:
Sử dụng nước muối sinh lý trị bệnh nghẹt mũi
Dung dịch nước muối sinh lý là lựa chọn hoàn hảo cho tất cả mọi người, bao gồm cả những bé sơ sinh. Với nồng độ muối thấp, nước muối sinh lý giúp giảm thiểu cảm giác xót, thuận lợi để nhỏ mũi cho bé một cách nhẹ nhàng. Không chỉ vậy, dung dịch nước muối còn có khả năng làm loãng các dịch nhầy đọng trong hốc mũi, giúp cho tình trạng nghẹt mũi và khó thở được cải thiện nhanh chóng. Tuy nhiên, cẩn thận khi sử dụng và nhớ hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi dùng với bé nhé!
Mẹ bỉm học ngay các bước massage mũi cho bé
Phương pháp massage không chỉ là một cách an toàn và hiệu quả để giảm ứ đọng đờm tại mũi và họng cho bé. Các mẹ có thể thực hiện đơn giản bằng cách dùng ngón tay cái và ngón trỏ, đặt ở hai bên chân mày của bé và nhẹ nhàng vuốt xuống theo đường sống mũi. Lặp lại động tác này nhiều lần sẽ không chỉ giúp giảm tắc nghẽn mũi mà còn tạo cảm giác thoải mái, êm dịu cho bé.
Mẹo trị nghẹt mũi bằng nước ấm
Bí quyết tự nhiên chữa nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh tiếp theo mà Cleanipedia muốn chia sẻ chính là phương pháp tắm nước ấm. Hơi nước ấm không chỉ làm loãng dịch nhầy trong mũi và tống đờm ở họng ra ngoài một cách dễ dàng mà còn giúp mở rộng các mao mạch trong mũi, tạo điều kiện thông thoáng cho đường hô hấp.
Các mẹ có thể áp dụng nước ấm trong việc xông hơi, tắm, thậm chí chườm ấm cho trẻ. Tuy nhiên, mẹ cần đảm bảo rằng nước được sử dụng ở nhiệt độ phù hợp để tránh gây kích ứng cho làn da nhạy cảm của bé cưng.
Mách mẹ bỉm chườm nước nóng lên tai
Hai bên tai chứa đựng những chuỗi dây thần kinh nhỏ mịn, có chức năng quan trọng trong việc điều tiết sự co bóp của mạch máu tại mũi. Khi môi trường xung quanh trở nên nóng, các mạch máu này sẽ giãn nở, làm thông thoáng đường mũi. Vì vậy, trước khi đi ngủ, mẹ hãy dùng một chiếc khăn thấm nước nóng, đặt ở cả hai bên tai của bé trong khoảng 10-15 phút. Điều này sẽ làm giảm nghẹt mũi một cách hiệu quả, giúp bé thoải mái hơn khi nằm xuống.
Có nên áp dụng mẹo dân gian trị chứng nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh không?
Hầu hết các trường hợp nghẹt mũi ở trẻ thường không đáng lo ngại. Vì vậy, việc sử dụng kháng sinh thường không cần thiết. Thay vào đó, nhiều mẹ bỉm ưa chuộng áp dụng các biện pháp dân gian cho trẻ. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là liệu mẹo dân gian chữa nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh có đảm bảo an toàn và hiệu quả hay không?
Một số biện pháp như sử dụng hơi nước nóng, dung dịch muối sinh lý hoặc thay đổi tư thế khi ngủ thường được coi là an toàn cho trẻ sơ sinh. Song, khi thực hiện mẹ phải cẩn trọng và theo dõi liên tục phản ứng của bé.
Hiệu quả của các mẹo có thể thay đổi tùy thuộc vào nguyên nhân gây nghẹt mũi. Đối với các trường hợp nhẹ hay do tác động của môi trường. Những mẹo này có thể mang lại hiệu quả tốt, giúp giảm sự khó chịu cho bé do nghẹt mũi gây ra. Tuy nhiên, điều đó cũng cần được cân nhắc, không phải lúc nào bạn cũng có thể ứng dụng các mẹo trên vào việc chăm sóc trẻ.
Những điều cần lưu ý khi áp dụng mẹo dân gian chữa nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh
Khi thực hiện các biện pháp này tại nhà, mẹ hãy nhớ nên tuân thủ các nguyên tắc sau đây để đảm bảo hiệu quả:
- ✦
Không tự ý cho trẻ uống những bài thuốc thảo dược tự nấu. Vì có thể gây rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy, đau bụng,…
- ✦
Không nên lạm dụng mẹo dân gian chữa nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh. Vì có thể gây phản tác dụng hoặc làm tăng nguy cơ tổn thương mũi.
- ✦
Không tự ý cho bé sử dụng thuốc kháng sinh khi không có sự chỉ dẫn của bác sĩ. Điều này có thể gây tổn thương cho hệ vi khuẩn đường hô hấp.
- ✦
Nếu tình trạng nghẹt mũi của bé kéo dài hơn 2 tuần mà không cải thiện hoặc có các triệu chứng bất thường khác như sốt, tiêu chảy, mệt mỏi. Mẹ cần đưa bé đi thăm khám để biết nguyên nhân và có hướng xử lý phù hợp.
- ✦
Duy trì vệ sinh mũi họng cho bé bằng cách sử dụng dung dịch nước muối sinh lý, giữ ấm và che chắn cẩn thận khi ra ngoài. Ngoài ra, các mẹ cũng cần phải đảo bảo bé được bú sữa mẹ thường xuyên để tăng cường hệ miễn dịch.
>>> Xem thêm:
- ✦
Cách chăm sóc trẻ sơ sinh vừa chào đời từ 0 đến 6 tháng tuổi
- ✦
5 Kinh nghiệm chăm sóc trẻ sơ sinh cho lần đầu làm mẹ
- ✦
4 Yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ trong tương lai
Hy vọng rằng, với những gợi ý và mẹo dân gian chữa nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh được Cleanipedia mách trong bài viết trên, các mẹ sẽ có thêm sự lựa chọn phù hợp với tình trạng sức khỏe của bé. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và hiệu quả, mẹ nên tham vấn ý kiến của bác sĩ trước khi áp dụng nhé!
Tác giả: Team Cleanipedia
Facebook | Youtube | Instagram | Pinterest | Twitter
Bản quyền thuộc về: Unilever Vietnam. Ghi rõ nguồn khi tham khảo.