Lá Bồ Đề: Ý nghĩa phong thủy, công dụng và cách trồng cây Bồ Đề

Đây chính những ý nghĩa của lá Bồ Đề trong phong thủy có thể bạn chưa biết

Trong phong thủy, nhiều người lựa chọn lá Bồ Đề làm vật trang trí bởi ý nghĩa tích cực mà loại lá này đem lại:

  • Lá cây Bồ Đề không chỉ giúp thanh lọc không khí mà còn cung cấp nguồn năng lượng tốt giúp gia chủ vượt qua mọi khó khăn, trở ngại trong cuộc sống.

  • Loại lá này giúp loại trừ âm khí, gia tăng sức mạnh của nguồn năng lượng tích cực, thu hút duyên lành, giúp cuộc sống của gia chủ trở nên hạnh phúc và an yên hơn.

  • Lá cây Bồ Đề với khả năng kích tài lộc, thu hút vận may về tài chính và thúc đẩy ý chí, khí chất của người sở hữu.

  • Ngoài ra, lá Bồ Đề còn như một lời nhắc nhở về sự tỉnh thức và giác ngộ trong cuộc sống. Hơn nữa, lá cây thể hiện quyết tâm phấn đấu, vươn lên vượt qua mọi khó khăn.

Những địa chỉ uy tiến mua lá Bồ Đề

Vì đây là vật phẩm phong thủy với nhiều ý nghĩa và giá trị về tâm linh, lá Bồ Đề nên được đặt tại những vị trí phù hợp để phát huy năng lượng tốt:

  • Trên bàn thờ: Lá cây Bồ Đề thường được đặt trên bàn thờ trong các buổi lễ cầu nguyện và tâm linh. Điều này giúp tăng cường không khí thanh tịnh và mang lại sự bình an cho ngôi nhà.

  • Đặt gần đầu giường: Việc đặt lá cây Bồ Đề gần đầu giường không chỉ làm cho không gian trở nên thanh khiết mà còn có thể tạo ra một môi trường thuận lợi, giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ.

  • Đặt trên bàn làm việc: Việc đặt lá cây Bồ Đề trên bàn làm việc không chỉ tăng cường tính chất thanh lọc không khí mà còn có thể hỗ trợ trong công việc, cầu mong sự thuận lợi và thành công.

  • Đặt trong xe ô tô: Nhiều tài xế thường lựa chọn đặt lá Bồ Đề trong xe ô tô để tạo một không gian tích cực, mang lại cảm giác an lành và may mắn khi di chuyển.

Tác dụng vàng của cây Bồ Đề đối với sức khỏe

Lá cây Bồ Đề không chỉ mang nhiều ý nghĩa trong phong thủy mà còn có tác dụng chữa bệnh hiệu quả, cụ thể như:

  • Hỗ trợ cải thiện quả bệnh sỏi thận: Theo Đông y, lá Bồ Đề được sử dụng để trị sỏi thận, có tác dụng bổ huyết, thanh nhiệt và giúp tiêu sỏi thận trong thời gian ngắn. Bạn có thể sử dụng lá cây Bồ Đề đơn lẻ hoặc kết hợp với các loại dược liệu khác để tăng hiệu quả.

  • Chữa bệnh sâu răng: Lá cây Bồ Đề có khả năng giảm sưng và đau răng bằng cách: lấy 1 nắm lá cây Bồ Đề, rửa sạch và nấu nước. Sau đó, bạn dùng nước này để ngậm và súc miệng sẽ giúp giảm tình trạng đau răng khá hiệu quả.

  • Sát trùng vết thương nhanh lành hơn: Thay vì sử dụng cồn, lá cây Bồ Đề có thể được sử dụng để sát trùng vết thương. Bạn nghiền lá cây Bồ Đề và chồi non, sau đó chấm lên vết thương để làm sạch.

  • Trị hiệu quả phong thấp và đau nhức xương khớp: Bạn dùng nhựa cây Bồ Đề đun nóng, trộn với thịt heo nạc và đặt lên khớp xương đau. Hơi nóng từ phương pháp này sẽ giúp xoa dịu cơn đau khớp một cách đáng kể.

  • Điều trị bệnh chứng nhịp tim nhanh: Lấy lá Bồ Đề nghiền thành bột, hòa tan 2g với nước sôi và uống hằng ngày để giúp kiểm soát chứng nhịp tim nhanh.

  • Trị trúng gió: Sử dụng lá cây Bồ Đề kết hợp với các loại dược liệu khác để nấu nước uống, giúp giảm triệu chứng trúng gió.

  • Chữa hiệu quả nứt nẻ vú: Ngâm 20g lá cây Bồ Đề trong 100ml cồn (80 độ) trong khoảng 10 – 14 ngày. Sau đó bôi lên vú để giúp chữa nứt nẻ vú cho phụ nữ sau sinh.

*Mọi phương pháp đều mang tính chất tham khảo, tốt nhất bạn vẫn nên đi khám sức khỏe và hỏi ý kiến chuyên gia khi gặp các triệu chứng và bệnh khó chịu.

Tác dụng vàng của cây Bồ Đề đối với sức khỏe

Hướng dẫn chi tiết cách trồng và chăm sóc cây Bồ Đề đúng kỹ thuật

Cây và lá Bồ Đề mang lại nhiều ý nghĩa từ phong thủy đến tác dụng chữa bệnh trong cuộc sống. Vì vậy, nhiều người thường lựa chọn trồng cây Bồ Đề nhằm kích vận may và đem lại tài lộc cho gia đạo. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách trồng và chăm sóc cây phát triển hiệu quả. Cleanipedia tổng hợp cách trồng và chăm sóc cây như sau:

Cách trồng

Bạn đừng quá lo trồng cây Bồ Đề phức tạp và khó thành công như nhiều người nói. Cleanipedia sẽ hướng dẫn bạn các bước thực hiện hiệu quả cụ thể như sau:

  • Bước 1: Bạn chọn đất phù hợp để trồng cây Bồ Đề. Tốt nhất, hãy chọn đất ruộng với độ tơi xốp và nhiều dưỡng chất hoặc đất giàu chất hữu cơ, thoát nước tốt để cây có điều kiện phát triển tốt nhất.

  • Bước 2: Sử dụng phương pháp giâm cành từ cây mẹ hoặc gieo bằng hạt giống. Đối với giâm cành, bạn nên chọn những cành không quá già hoặc quá non, ưu tiên những cành chưa ra hoa. Đối với giống từ hạt, bạn nên lựa chọn hạt mẩy, tròn đều để đảm bảo sự sống tốt.

  • Bước 3: Chuẩn bị hố trống có kích thước phù hợp với bầu cây để đảm bảo sự thoải mái cho rễ. Đồng thời, bạn cũng nên lưu tâm đến cách đặt hố sao cho cây được trồng ở đúng vị trí có ánh sáng.

  • Bước 4: Bạn nên chú ý đến việc cung cấp đủ nước cho cây, nhưng tránh tình trạng thủy lụi. Đặc biệt, Bồ Đề thích ánh sáng, vì thế, hãy đặt cây ở nơi có đủ ánh sáng mặt trời, bạn nhé!

Cách chăm sóc

Khi đã trồng cây Bồ Đề thành công theo hướng dẫn trên, bạn cần lưu ý quá trình chăm sóc để cây phát triển nhanh chóng. Cụ thể như sau:

  • Lưu ý về điều kiện nhiệt độ phù hợp với cây: 18-32 độ C là nhiệt độ trung bình lý tưởng phù hợp với cây và lá Bồ Đề. Bạn nên lưu ý, thời tiết quá lạnh hoặc quá nóng đều có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của cây.

  • Cần tưới cây đúng cách: Trong giai đoạn non, bạn nên tưới hằng ngày từ 1-2 lần để đảm bảo cây đủ nước để phát triển. Đồng thời, hãy hạn chế tưới nước khi trời nắng nóng.

  • Nên bón phân định kỳ: Trong những ngày đầu trồng, bạn nên bón lót phân hữu cơ 1-2 tháng một lần để hỗ trợ sự phát triển của cây. Sau khoảng 1 năm, hãy sử dụng phân NPK để kích thích cây phát triển nhanh hơn.

  • Dọn dẹp và chăm sóc cây nhằm hạn chế sâu bọ: Bạn nên thường xuyên quan sát, loại bỏ cỏ dại và kiểm tra sâu mọt quanh gốc cây để tránh ảnh hưởng đến sự sinh trưởng. Cắt tỉa lá úa giúp cây phát triển mạnh mẽ hơn.

  • Cần kiểm tra dây chằng đều đặn, tránh tình trạng quá chật gây ảnh hưởng đến sự phát triển của cây.

  • Thay chậu trồng định kỳ dựa vào độ phát triển của cây: Nếu cây được trồng trong chậu thì bạn nên thay chậu sau 2-3 năm vào đầu mùa xuân khi mầm chưa nảy. Điều này giúp cung cấp đất mới và không gian cho cây phát triển.

Cây Bồ Đề mọc trước nhà tốt hay xấu?

Cây Bồ Đề mang theo nhiều ý nghĩa tâm linh và lợi ích thực tế cho không gian sống của bạn. Vì vậy, loại cây này mọc trước nhà báo hiệu điềm tốt và may mắn sắp đến với gia chủ. Trường hợp muốn trồng cây Bồ Đề trước nhà, bạn nên lựa chọn cây có kích thước phù hợp với cổng hoặc sân vườn. Điều này giúp cây phát triển tốt và mang lại không gian sống thoáng mát cho gia chủ.

Tuy nhiên, nếu không gian trước nhà khiêm tốn thì bạn vẫn có thể trồng loại cây này bằng cách chọn cây bonsai. Những cây bonsai thường có kích thích nhỏ gọn, được cắt tỉa cẩn thận nên vẫn giữ được tính tâm linh và nghệ thuật vốn có của cây Bồ Đề.

>>> Xem thêm:

  • 6 loại cây cảnh dễ chăm sóc nhất

  • Cách chăm sóc cây cảnh cho người mới bắt đầu

  • Chăm sóc cây cảnh đơn giản với 4 phương pháp sau

Lá Bồ Đề mang nhiều ý nghĩa tích cực trong phong thủy và tác dụng tốt trong y học. Hy vọng với những thông tin mà Cleanipedia tổng hợp và chia sẻ, bạn đã có thêm kiến thức hữu ích về loại cây này. Và để có thêm nhiều thông tin khác, đừng quên theo dõi những bài viết tiếp theo của Cleanipedia nhé!

Tác giả: Team Cleanipedia

Facebook | Youtube | Instagram | Pinterest | Twitter

Bản quyền thuộc về: Unilever Vietnam. Ghi rõ nguồn khi tham khảo.