Các ông bố bà mẹ và cả ông bà ai cũng mong con cháu mình được bổ sung đầy đủ dinh dưỡng nhất có thể. Tuy nhiên, khi bổ sung dinh dưỡng cho trẻ cha mẹ cần chú ý mỗi độ tuổi có một nhu cầu dinh dưỡng riêng. Không phải cứ tùy ý cho con ăn thật nhiều là được.
Chỉ một sai lầm nhỏ của phụ huynh cũng có thể gây ra nhiều hậu quả tai hại cho con. Điển hình như bà mẹ trẻ dưới đây, vì thiếu kinh nghiệm, nghe lời khuyên phi khoa học của mẹ chồng mà gây hại cho con.
Cụ thể, người mẹ trẻ này lần đầu nuôi con nên không có nhiều kinh nghiệm, nhưng thật may mắn là có có mẹ chồng chị ở gần nên thường xuyên giúp chị chăm con.
Khi con trai chị được 4 tháng tuổi, bà nội bảo có thể cho cậu bé ăn cháo được rồi, vì khi còn nhỏ, bà cũng cho con trai – chồng chị bắt đầu ăn cơm từ giai đoạn này. Có chút, đắn đo vì con còn khá nhỏ nhưng người mẹ trẻ vẫn nghe lời mẹ chồng mình vì nghĩ bà đã có kinh nghiệm.
(Ảnh minh họa)
Tuy nhiên, hậu quả đã đến không lâu sau đó. Sau khi con trai chị ăn cháo được 3 ngày, cậu bé bắt đầu bị tiêu chảy, tình hình ngày một nặng hơn. Quá lo lắng, người mẹ đã đưa con đến bệnh viện.
Không cần tiến hành bất kỳ kiểm tra gì, ngay từ câu hỏi đầu tiên về thức ăn của cậu bé, vị bác sĩ đã tìm ra nguyên nhân. Chẳng phải do đâu khác, chính là do bà nội đã cho cậu bé ăn cháo quá sớm. Hệ tiêu hóa của cậu bé còn rất yếu, làm sao có thể tiêu hóa được một bát cháo mỗi ngày được.
Vị bác sĩ không giấu nổi sự tức giận, đã chỉ trích người mẹ đã quá vô trách nhiệm trong việc chăm con và lại nghe theo lời khuyên phản khoa học của người mẹ chồng.
Nguyên nhân đến từ bát cháo mà bà nội cho cậu bé ăn mỗi ngày
Người mẹ vừa thương con vừa xấu hổ vì bản thân mình đã quá lơ là. Ngay hôm đó, chị đã lập tức bổ sung kiến thức nuôi con, đặc biệt là tìm hiểu kỹ những lưu ý về việc ăn dặm của con.
Các bậc cha mẹ lần đầu nuôi con không khỏi gặp nhiều bỡ ngỡ, từ việc bế con, cho con ngủ,…Là những ông bố bà mẹ có trách nhiệm, cha mẹ nên sớm tìm hiểu những kiến thức liên quan để có thể chăm con một cách tốt nhất và khoa học nhất.
Đặc biệt, việc bổ sung dinh dưỡng cho con là vô cùng quan trọng. Dưới đây là một số lưu ý dành cho cha mẹ khi cho trẻ ăn, uống:
Thời điểm quyết định cho trẻ ăn dặm
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích các bậc phụ huynh nên bắt đầu giai đoạn cho trẻ ăn dặm khi trẻ được 6 tháng tuổi và kết thúc ở tháng thứ 24.
Khi cho trẻ ăn dặm quá sớm sẽ không có lợi cho trẻ vì hệ tiêu hóa của trẻ dưới 6 tháng tuổi chỉ chấp nhận và thích hợp với việc tiêu hóa các thức ăn lỏng như sữa mẹ. Nếu thức ăn bổ sung chế biến ở mức độ lỏng như sữa mẹ thì thường có giá trị dinh dưỡng thấp hơn sữa mẹ, không đủ để đảm bảo cho sự phát triển bình thường của trẻ. Ngược lại, nếu cho trẻ ăn dặm quá muộn sau 6 tháng tuổi, trẻ thường bị thiếu dinh dưỡng do đậm độ các chất dinh dưỡng trong thức ăn lỏng không đủ đáp ứng nhu cầu hàng ngày của trẻ trên 6 tháng tuổi, làm cho trẻ chậm lớn và dễ bị mắc các bệnh nhiễm trùng vì hệ miễn dịch của trẻ quá yếu kém.
Cho trẻ dùng riêng bộ dụng cụ ăn
Trẻ sơ sinh không thể trộn bộ đồ ăn với người lớn, vì người lớn có nhiều vi khuẩn hơn trong miệng và dễ bị nhiễm trùng.
Trong quá trình ăn uống, người lớn có thể để lại nhiều vi khuẩn trên chén, dĩa,… mà khi rửa không thể loại bỏ hết được. Những vi khuẩn này dù có vẻ vô hại với người lớn nhưng thật sự là mối nguy hiểm tiềm tàng đối với trẻ nhỏ.
Vì vậy, khi bé bắt đầu ăn dặm, cha mẹ nên chuẩn cho con một bộ dụng cụ ăn riêng biệt và thường xuyên vệ sinh chúng bằng các chất tẩy rửa chuyên dụng để đảm bảo vệ sinh.
Ngoài ra, cha mẹ cũng nên đặt bộ dụng cụ này riêng biệt, tránh để chung các đồ dùng của người lớn.
Hãy bắt đầu cho bé ăn dặm bằng ngũ cốc
Mẹ không cần phải quá cứng nhắc trong việc chọn thực phẩm rắn cho bé. Có thể bắt đầu bằng ngũ cốc đã được tăng cường chất sắt dành riêng cho trẻ sơ sinh, chẳng hạn như gạo, để bé có thể dễ dàng ăn mà không xảy ra hiện tượng dị ứng như các loại ngũ cốc khác. Mẹ cũng có thể trộn chúng với sữa bột hoặc sữa mẹ cho đến khi bé quen dần với loại thức ăn mới này.
(Ảnh minh họa)
Cho bé bắt đầu ăn trái cây và rau quả cùng lúc
Trái cây, rau, ngũ cốc và thậm chí cả các loại thịt xay nhuyễn có thể cùng có mặt trong thực đơn của bé. Bạn có thể cho bé ăn tất cả chúng cùng một thời gian để xem xét phản ứng của bé. Nếu bé không ăn vào lúc đầu, hãy thử lại vào lần sau. Hãy báo cho bác sĩ nhi khoa biết nếu bạn nghĩ con mình có thể bị dị ứng thực phẩm. Bạn nên cho bé ăn thức ăn mềm dành riêng cho trẻ em hoặc làm mềm thức ăn bằng cách đun nóng hay nghiền nhừ. Bạn cũng có thể đặt thức ăn với lượng vừa đủ trên muỗng để bé nuốt dễ dàng hơn.
Ngoài ra, trẻ dưới một tuổi không được ăn muối và đường vì muối sẽ làm hỏng vị giác của trẻ và gây tổn thương đến thận. Trong khi đó, ăn nhiều đường dễ gây sâu răng cho trẻ. Sau khi trẻ được một tuổi, mẹ có thể cho trẻ dùng muối, nhưng chỉ một lượng nhỏ.