Có nên dùng ozone bảo quản trái cây? Tác dụng và lưu ý khi sử dụng

Dùng ozone bảo quản trái cây có tốt không?

Sử dụng ozone bảo quản trái cây rất tốt và mang lại nhiều lợi ích. Bởi vì ozone (O3) là một chất khí có khả năng oxy hóa mạnh, có thể giúp loại bỏ vi khuẩn, nấm mốc và các chất ô nhiễm khác. Từ đó, những thành phần này giúp kéo dài thời hạn sử dụng và duy trì chất lượng của trái cây.

Các nhà nghiên cứu đã tiến hành thử nghiệm trên nhiều loại hoa quả, rau củ và kết quả thu được vượt xa sự tưởng tượng. Ozone đã chứng minh khả năng loại bỏ hàm lượng thuốc trừ sâu đến 98% trên tất cả các loại rau, củ và hoa quả.

Công dụng của bảo quản trái cây bằng ozone

Công nghệ sử dụng ozone trong việc bảo quản trái cây dần được nhiều người ưu tiên sử dụng. Vậy thì tác dụng của phương pháp này mang lại những hiệu quả như thế nào? Dưới đây là một số lợi ích không ngờ của việc này:

Tiêu diệt vi sinh vật, loại bỏ vi khuẩn

Ozone có khả năng tiêu diệt vi khuẩn, vi rút và mầm bệnh, giúp ngăn chặn sự phát triển của các loại vi sinh vật gây hại cho trái cây. Điều này giúp giảm nguyên nhân gây hư hỏng và tăng cường thời gian sử dụng cho trái cây.

Làm sạch bề mặt vỏ của trái cây

Việc sử dụng ozone để bảo quản trái cây không chỉ đơn giản là quá trình làm sạch bề mặt và loại bỏ chất bẩn. Mà việc này còn có khả năng làm trái cây tươi lâu hơn, kéo dài thời gian chín và bảo quản được lâu hơn.

Lý do là khi trái cây tiếp xúc với Ozone trong môi trường, các phần tử trong ozone phân tách thành oxy và ion âm, tăng cường tính oxy hóa. Ngoài ra, chất khí này còn tác động đến Ethylene (một hóc môn thực vật chịu trách nhiệm đẩy nhanh quá trình chín và vàng lá ở rau xanh).

Công dụng của bảo quản trái cây bằng ozone

Giúp tăng thời hạn sử dụng của trái cây

Nhờ vào khả năng loại bỏ nấm mốc và diệt khuẩn, thời gian bảo quản trái cây không chỉ được kéo dài từ 5-7 ngày mà đã có thể gia tăng lên đến 1 tháng, tùy thuộc vào loại trái cây cụ thể. Nếu nhìn vào góc độ kinh tế, ozone bảo quản trái cây đem lại nhiều lợi ích đáng kể cho các gia đình bằng cách giúp tiết kiệm một lượng tiền đáng kể trong ngân sách hàng ngày.

Giảm dư lượng hóa chất và thuốc trừ sâu

Để đảm bảo sự phát triển mạnh mẽ của trái cây, việc sử dụng thuốc trừ sâu thường được coi là một công cụ hữu ích không thể thiếu trong nông nghiệp. Mặc dù đã có những biện pháp để đảm bảo an toàn khi sử dụng thuốc, nhưng vẫn có nhiều người cảm thấy lo ngại khi mua rau củ và trái cây đã được xử lý bằng hóa chất.

Tuy nhiên, sự xuất hiện của ozone trong quá trình bảo quản trái cây đã giúp giảm bớt nỗi lo của người tiêu dùng. Với khả năng phá vỡ các chất độc hại trên thực phẩm, ozone không chỉ làm cho thực phẩm trở nên an toàn hơn mà còn giúp phân hủy các chất độc theo cách tự nhiên. Từ đó, phương pháp này còn tạo ra được nguồn thực phẩm an toàn và lành mạnh cho gia đình bạn.

Cách sử dụng ozone bảo quản trái cây tươi tại nhà

  • Hoa quả, sau khi được lựa chọn một cách cẩn thận, bạn hãy đặt dưới dòng nước chảy để rửa sạch. Sử dụng vòi nước có tia nhỏ và mạnh giúp loại bỏ chất bẩn và vi khuẩn trên bề mặt hoa quả.

  • Tiếp theo, bạn hãy ngâm trái cây trong nước có sục khí ozone trong khoảng 15 phút. Lưu ý không nên ngâm quá lâu vì điều này có thể gây biến đổi chất trong quả.

  • Sau khi ngâm, bạn nhớ để trái cây ráo nước rồi bọc kín bằng túi nilon trước khi cho vào ngăn mát tủ mát. Quy trình này không chỉ giúp bảo vệ trái cây khỏi vi khuẩn mà còn giữ được độ tươi ngon trong thời gian dài.

Trên đây là những ưu điểm của việc sử dụng ozone bảo quản trái cây, được tổng hợp và chia sẻ bởi Cleanipedia. Hy vọng rằng bài viết đã mang lại nhiều thông tin hữu ích, giúp bạn hiểu rõ hơn về phương pháp bảo quản thực phẩm hiệu quả. Và đừng quên theo dõi những bài viết mới nhất từ Cleanipedia để học thêm nhiều mẹo hữu ích khác nữa nhé!

>>> Xem thêm:

  • Cách bảo quản trái cây và rau củ luôn tươi mới tại nhà

  • Cách bảo quản trái cây không cần tủ lạnh đúng cách, đơn giản

  • Lưu ngay các loại trà trái cây để “đổi gió” cho gia đình

Tác giả: Team Cleanipedia

Facebook | Youtube | Instagram | Pinterest | Twitter

Bản quyền thuộc về: Unilever Vietnam. Ghi rõ nguồn khi tham khảo.