Cây thù lù trị bệnh gì và những điều cần lưu ý khi sử dụng

Tìm hiểu về đặc tính của cây thù lù

Cây thù lù có nhiều tên gọi khác như cây bùm bụp, cây lồng đèn, cây tầm bóp, tên khoa học là Physalis Angulata. Loại cây này xuất hiện chủ yếu ở các nước có khí hậu nhiệt đới và mọc hoang dại rất nhiều nơi tại Việt Nam. Được biết từ lâu, cây thù lù được Đông Y ứng dụng rộng rãi trong chữa bệnh. Dưới đây là một số đặc tính nổi trội của cây:

  • Thuộc loại cây thân thảo, chiều cao 50 – 90cm. Phần thân thường chia thành nhiều cành, mọc rủ xuống đất.

  • Hoa có 5 cánh, màu trắng, nhụy vàng. Đài hoa có hình chuông, bên ngoài được bao phủ một lớp mịn màng.

  • Lá cây có hình bầu dục, màu xanh tươi, dài khoảng 0,3cm, rộng khoảng 0,2 – 0,4cm. Những chiếc lá nối liền với thân và mọc so le nhau.

  • Quả hình tròn, mọng nước, bề mặt nhẵn, mọc quanh năm. Khi còn non, quả sẽ có màu xanh và chuyển dần sang cam hoặc đỏ lúc chín. Khi dùng tay bóp quả, bạn sẽ nghe tiếng rộp hoặc tách rất đặc trưng, tựa như những hạt xốp li ti bị vỡ.

  • Một số dạng cây thù lù hiện nay là: cây thù lù nhỏ, cây thù lù lông, cây thù lù đực, thù lù cạnh.

>> Xem thêm: Cây bao tử: Đặc điểm, Ý nghĩa và Cách trồng

Tìm hiểu về đặc tính của cây thù lù

Cây thù lù trị bệnh gì? Top 5 lợi ích không ngờ đối với sức khỏe

Cây thù lù có tác dụng hỗ trợ điều trị ung thư

Vì chứa lượng Vitamin C (tên khoa học là Acid Ascorbic) rất dồi dào, nên cây có khả năng ngăn ngừa một số thể ung thư như ung thư miệng, ung thư phổi, ung thư dạ dày, ung thư ruột kết… Ngoài ra, nó còn góp phần tạo sức đề kháng vững chắc nhằm chống lại sự phát triển của các tế bào gây hại. Bên cạnh đó, loại vitamin này còn giúp tăng cường sản xuất tế bào Lympho và tế bào thực bào, chống lại tình trạng nhiễm trùng hữu hiệu.

Công dụng của trái thù lù với sức khỏe trẻ em

Đối với trẻ em, cây thù lù như một loại thuốc bổ giúp tăng cường đề kháng, làm mát da thịt. Đặc biệt loại cây này còn giúp lợi tiểu, thanh nhiệt, tiêu đờm nhanh chóng nên thường được lựa chọn để trị các chứng ho hay phù thũng. Mặt khác, cây thù lù còn có lợi cho sức đề kháng non nớt của trẻ, giúp giảm triệu chứng cảm lạnh, hạ sốt, tăng cường hệ thống miễn dịch chống lại các mầm bệnh.

Theo Đông Y, bạn có thể giã nhuyễn rồi sắc thành nước để uống trực tiếp hoặc nấu chung với các thảo dược khác nhằm nâng cao hiệu quả. Tuy nhiên, bạn cần tham khảo ý kiến của chuyên gia trước khi sử dụng cho trẻ.

>> Xem thêm: Đặc điểm và tác dụng của cây lược vàng đối với sức khỏe

Cây thù lù trị bệnh gì? Top 5 lợi ích không ngờ đối với sức khỏe

Cây thù lù hỗ trợ trị bệnh tiểu đường

Trong cây thù lù có chứa nhiều Magie và Kali giúp kiểm soát đường huyết hiệu quả. Bạn có thể tham khảo công thức sau: Lấy 1g chu sa, 1 tim lợn và 30g thù lù khô đi sơ chế. Sau đó, hầm chín nhừ rồi ăn trong ngày. Thực hiện đều đặn 2 ngày/lần trong khoảng 10 lần để giúp ổn định lượng đường trong máu.

Phòng ngừa các bệnh lý về tim mạch nhờ loại cây này

Loại cây này còn sở hữu lượng Vitamin A và C giúp loại bỏ các gốc tự do làm hư hỏng mạch máu, giảm Cholesterol trong máu. Từ đó, tránh được các vấn đề về tim mạch cũng như nguy cơ đột quỵ. Cũng nhờ mức độ làm mát của cây nên cơ thể người dùng sẽ luôn đạt được trạng thái thoải mái, dễ chịu, giúp tim vận hành tốt hơn.

Cây thù lù trị bệnh ho có đờm

Đây là một trong những lợi ích được nhiều người quan tâm khi tìm kiếm cây thù lù trị bệnh gì. Trên thực tế, từ trẻ em đến người già ai cũng có nguy cơ ho có đờm và tình trạng này rất phổ biến mỗi ngày. Để điều trị bệnh ho có đờm, bạn có thể áp dụng công thức sau: rửa sạch 50g dược liệu thù lù tươi hoặc 15g nếu dùng thù lù khô, sắc với 500ml nước. Bạn chia thành 2 – 3 lần uống mỗi ngày và áp dụng đều đặn 5 – 7 ngày liên tục nhé!

>> Xem thêm: Bỏ túi ngay 10 cách trị ho tại nhà đơn giản lại hiệu quả

Cây thù lù trị bệnh gì? Top 5 lợi ích không ngờ đối với sức khỏe

Những điều cần lưu ý khi dùng cây thù lù trong điều trị bệnh

  • Cây thù lù còn chữa được một số bệnh như: cảm mạo, sốt xuất huyết, sốt siêu vi, viêm phế quản, tay chân miệng, bệnh chàm, nhọt…

  • Những đối tượng không nên hoặc cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng cây thù lù: phụ nữ có thai, phụ nữ đang cho con bú, người dị ứng với bất kỳ thành phần nào trong cây, người đang sử dụng các loại thuốc khác, người có cơ địa nhạy cảm…

  • Luôn nhớ rửa sạch nguyên liệu trước khi sử dụng để loại bỏ mọi tạp bẩn, giúp cây phát huy tối đa công dụng.

  • Cây thù lù cần được nấu chín trước khi sử dụng, không dùng sống.

  • Không ăn quả vì phần này chứa nhiều độc tố. Bạn chỉ nên lấy phần lá để xào ăn.

  • Dù là thù lù tươi hoặc dược liệu khô, bạn cũng cần đảm bảo chất lượng trước khi sử dụng.

  • Tùy loại bệnh và tình trạng bệnh, hãy áp dụng công thức phù hợp, sử dụng đúng liệu trình, không lạm dụng nhằm tránh tác dụng phụ không mong muốn.

  • Nên dùng thử vài lần đầu tiên và theo dõi phản ứng của cơ thể. Ngưng sử dụng ngay và liên hệ với bác sĩ nếu nhận thấy những dấu hiệu bất thường.

>> Xem thêm: 20 cây thảo dược đuổi côn trùng cho gia đình

Hy vọng thông qua bài viết trên, bạn đã biết được cây thù lù trị bệnh gì, từ đó có thêm kiến thức để xử lý một số loại bệnh trong cuộc sống. Tuy nhiên với bất kỳ phương pháp nào, bạn cũng cần chắc chắn cơ địa mình phù hợp để “thử” vì thù lù vốn lành tính nhưng nếu bạn không kỹ, dược liệu có thể gây ra “rắc rối” cho bạn!

Tác giả: Team Cleanipedia

Facebook | Youtube | Instagram | Pinterest | Twitter

Bản quyền thuộc về: Unilever Vietnam. Ghi rõ nguồn khi tham khảo.