Lá tre mang đến những tác dụng gì cho sức khỏe?
Cây tre gồm có thân tre và lá tre. Thân tre lại rất phổ biến trong việc có thể dùng để sản xuất ra các vật dụng trong cuộc sống hằng ngày. Trong khi đó, lá tre cũng có những ứng dụng hữu ích đối với đời sống. Cụ thể hơn, hãy cùng Cleanipedia điểm qua những tác dụng của lá tre mà có thể bạn chưa biết:
Lá tre có tác dụng giảm triệu chứng cảm sốt
Theo y học cổ truyền, lá tre sở hữu tính mát và được dùng trong những bài thuốc cải thiện các triệu chứng nóng trong người, chẳng hạn như: ho, cảm sốt, nhiệt miệng,…
Tác dụng của lá tre tươi hay phơi khô khi nấu cùng với nước cũng đều giúp hạ sốt cực kỳ hiệu quả. Tuy vậy, đây cũng chỉ là những phương thuốc dân gian, do đó mà bạn cũng cần phải tham khảo và cân nhắc ý kiến của các chuyên gia y tế trước khi sử dụng.
Hỗ trợ điều trị sỏi thận nhờ loại lá này
Lá tre cũng có khả năng hỗ trợ chữa bệnh sỏi thận khi vẫn còn đang trong giai đoạn sỏi mới được hình thành. Bài thuốc dân gian để chữa bệnh sỏi thận này cần có sự góp mặt của lá tre kèm theo các thảo dược khác như: kim ngân hoa, sài đất, mạch môn, cam thảo,…. Không chỉ có tác dụng đào thải sỏi từ bên trong ra ngoài, lá tre trong bài thuốc còn là tăng cường sức khỏe và “bồi bổ” cho thận.
Tuy nhiên, bạn cũng cần phải lưu ý khi áp dụng công thức khai thác tác dụng của lá tre này. Trong suốt khoảng thời gian từ 1 – 2 tháng khi sử dụng, hãy quan sát biểu hiện của cơ thể. Ngoài những cơn đau bụng và những tiểu sỏi được thải ra theo đường tiểu, nếu bạn gặp phải các dấu hiệu bất thường khác thì cần gặp bác sĩ và các chuyên gia để đảm bảo an toàn.
Lá tre là nguồn chứa chất chống oxy hóa dồi dào
Lá tre có chứa một lượng lớn các hoạt chất Polysaccharide được hòa tan trong nước, có khả năng ức chế và kìm hãm các loại vi khuẩn gây bệnh ở cơ thể.
Để có thể kích hoạt được tác dụng của lá tre này, nồng độ của hoạt chất Polysaccharide luôn phải dưới 50mg/ml. Vì thế, mà khi kết hợp Polysaccharide và nước sẽ giúp tăng cường chất chống oxy hóa và kích thích hệ miễn dịch chống lại các tác nhân gây hại. Ngoài ra, hoạt chất này còn giúp hỗ trợ điều hòa lượng đường huyết và giảm các Cholesterol có trong máu.
Tốt cho hệ tiêu hóa
Một trong số những tác dụng của lá tre mà ít người biết, đó chính là khả năng giúp hỗ trợ tiêu hóa. Điều này phải kể đến hàm lượng Anthraquinone có trong lá tre. Hoạt chất này có công dụng làm mềm phân, do khả năng thẩm thấu nước ngược vào trong đại tràng. Hơn nữa, lá tre còn có thể hỗ trợ tăng nhu động ruột, giúp cho những ai mắc bệnh táo bón có thể dễ dàng đào thải hơn.
Song, bạn cần phải lưu ý là không được sử dụng quá nhiều bởi vì sẽ khiến gây ra tình trạng tiêu chảy.
Những điều cần lưu ý khi sử dụng lá tre
Mặc dù, tác dụng của lá tre mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe của con người, tuy nhiên bạn cũng cần phải lưu ý một vài điều sau đây:
Thời điểm phù hợp để sử dụng lá tre
Dùng trong mùa hè và ngày nắng nóng được cho là thời điểm phù hợp nhất. Bởi lá tre thường có tính mát, hạ nhiệt, nên thường được sử dụng nhiều trong thời tiết nắng nóng để giúp làm mát cơ thể và giảm cảm giác nóng bức.
Đối tượng nên sử dụng lá tre
Lá tre là nguyên liệu khá lành tính, hầu như mọi lứa tuổi cũng đều có thể sử dụng. Tuy nhiên, những đối tượng sau cần phải lưu ý kỹ trước khi sử dụng:
- ✦
Luôn tham khảo ý kiến của chuyên gia, bác sĩ trước khi sử dụng, đặc biệt là trẻ nhỏ. Phải chú ý thật kỹ để tránh bị dị ứng và tác dụng phụ không đáng có.
- ✦
Lá tre có tính hàn, khả năng hạ nhiệt và lợi tiểu tốt. Do đó, những ai mắc phải bệnh tiểu đường, tiết niệu, các bệnh về thận cũng cần phải hạn chế sử dụng loại lá này.
- ✦
Đối với những người mắc bệnh phong thấp, bị lạnh tay chân hay bị bệnh về tuyến tiền liệt cũng cần phải cân nhắc trước khi sử dụng.
- ✦
Ngoài ra, đối với những bạn mắc bệnh nền khác, các mẹ đang mang thai hay cho con bú cũng phải cân nhắc, không nên sử dụng nếu như chưa được sự cho phép của bác sĩ.
Lưu ý loại lá này không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
Tuy tác dụng của lá tre vô cùng có lợi cho sức khỏe, nhưng đây chỉ được xem là thực phẩm hỗ trợ và không thể thay thế thuốc chữa bệnh. Do đó, bạn không nên sử dụng lá tre nếu chưa tìm hiểu kỹ xem các thành phần có trong lá có phù hợp với mình hay không, đặc biệt là đối với những bạn có bệnh nền. Tốt nhất, bạn cần phải gặp các chuyên gia y tế và bác sĩ để được tư vấn phương án điều trị hiệu quả và an toàn nhất.
>>> Xem thêm:
- ✦
Tìm hiểu xem nguồn gốc, đặc điểm và tác dụng của cây lá đắng
- ✦
Tác dụng của lá cúc tần trong việc cải thiện sức khỏe
- ✦
Tác dụng của lá mật gấu, bạn đã biết chưa?
Trên đây là những tác dụng của lá tre và những lưu ý khi sử dụng về loại lá này. Song, lá tre không phải là thuốc và thay thế thuốc chữa bệnh, vì vậy hãy nhớ tham khảo ý kiến chuyên gia y tế trước khi sử dụng. Cleanipedia hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn nhiều thông tin hữu ích, đừng quên tiếp tục theo dõi trang web của chúng tôi để cập nhật mẹo hay khác nhé!
Tác giả: Team Cleanipedia
Facebook | Youtube | Instagram | Pinterest | Twitter
Bản quyền thuộc về: Unilever Vietnam. Ghi rõ nguồn khi tham khảo.