Bật mí những tác dụng của lá huyết dụ rất hữu ích cho sức khỏe

Lá huyết dụ giúp chữa rong kinh, rong huyết

Rong kinh, rong huyết là hiện tượng nhiều chị em mắc phải. Bệnh có biểu hiện như rong kinh kéo dài trên 7 ngày làm cơ thể trở nên xanh xao, mệt mỏi do mất máu. Trong khi đó, tác dụng của lá huyết dụ là cầm máu, tiêu ứ và bổ huyết hiệu quả nên được người xưa sử dụng như một bài thuốc dân gian hỗ trợ làm giảm các triệu chứng này. Bạn có thể tham khảo hướng dẫn sử dụng “bài thuốc” này dưới đây:

Cách chọn lá: Chọn lá bánh tẻ có màu đỏ tía đậm nhưng chỉ nên chọn những lá non để mang lại hiệu quả cao.

Tiến hành sử dụng

  • Bước 1: Bạn sử dụng 20g lá huyết dụ tươi đem rửa sạch.

  • Bước 2: Bắt đầu cắt lá thành từng khúc nhỏ khoảng 2cm.

  • Bước 3: Bỏ lá và đổ thêm 250ml nước vào ấm rồi nấu đến khi nước cô đọng lại còn một nửa là có thể tắt bếp.

  • Bước 4: Bạn chờ nước nguội rồi chia thành 3 lần uống trong ngày.

Lưu ý

  • Để thuốc phát huy hết tác dụng, vào kỳ kinh nguyệt bạn nên uống trước 2 đến 3 ngày.

  • Bài thuốc này không dùng cho phụ nữ sau sinh bị rong kinh, rong huyết. Nếu gặp tình trạng này, bạn nên đến thăm khám bác sĩ.

  • Nếu tình trạng rong kinh, rong huyết kéo dài và lặp lại nhiều lần không đỡ, hãy gặp bác sĩ ngay để được điều trị dứt điểm.

  • Bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng nhằm đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Tác dụng của lá huyết dụ là hỗ trợ điều trị chứng sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm do một loại virus Dengue gây ra. Bệnh lây truyền từ người này sang người khác qua muỗi vằn mang virus. Tuy nhiên, người xưa đã phát hiện ra một trong những tác dụng của lá huyết dụ là hỗ trợ cải thiện tình trạng bị sốt xuất huyết. Bạn có thể tham khảo bài thuốc sau:

Cách chọn lá: Chọn lá bánh tẻ có màu đỏ tía đậm nhưng chỉ nên chọn những lá non để mang lại hiệu quả cao.

Tiến hành sử dụng

  • Bước 1: Bạn sử dụng 30g lá huyết dụ tươi, 20g trắc bá sao sẵn, 20g cỏ nhọ nồi đem rửa sạch rồi để ráo nước.

  • Bước 2: Bắt đầu cắt các dược liệu trên thành từng khúc nhỏ khoảng 2cm đến 3cm.

  • Bước 3: Tiến hành bỏ các dược liệu và đổ thêm 300ml nước vào ấm. Nấu đến khi thuốc cô lại còn 2 bát nước là có thể tắt bếp.

  • Bước 4: Bạn chờ nước nguội rồi chia thành 2 lần uống hết trong ngày.

Lưu ý

  • Phương thuốc này chỉ sử dụng với người trưởng thành và không bị mẫn cảm với thành phần nào của những thảo dược trên.

  • Người cao tuổi, trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai và phụ nữ sau sinh không nên sử dụng trước khi hỏi ý kiến bác sĩ.

  • Tốt hơn hết, bạn nên thăm khám bác sĩ để được tư vấn kỹ trước khi sử dụng.

Tác dụng của lá huyết dụ là hỗ trợ điều trị chứng sốt xuất huyết

Tác dụng của lá huyết dụ giúp điều trị kiết lỵ ra máu

Kiết lỵ là một trong những bệnh thường gặp ở đường tiêu hóa. Bệnh có thể lây truyền qua việc tiếp xúc trực tiếp với các loại vi khuẩn có trong nước hay thực phẩm bị ô nhiễm. Để phòng tránh, bạn nên thực hiện thói quen rửa tay thường xuyên với xà phòng diệt khuẩn và giữ gìn vệ sinh an toàn thực phẩm. Nếu không may mắc phải, bạn có thể khai thác tác dụng của lá huyết dụ áp dụng trong trường hợp này để cải thiện chứng kiết lỵ:

Cách chọn lá: Nên chọn lá bánh tẻ có màu đỏ tía đậm nhưng không nên quá già để mang lại hiệu quả cao.

Tiến hành sử dụng

  • Bước 1: Bạn sử dụng 20g lá huyết dụ tươi, 20g rau má, 12g cỏ nhọ nồi đem rửa sạch rồi để ráo nước.

  • Bước 2: Bắt đầu cắt các thảo dược trên thành từng khúc nhỏ khoảng 1cm.

  • Bước 3: Sau đó, bạn tiến hành xay nhuyễn hoặc giã nát các nguyên liệu trên rồi vắt lấy phần nước cốt.

  • Bước 4: Sử dụng 2 đến 3 lần/ngày và liên tục từ 2 đến 3 ngày.

Lưu ý

  • Trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai và phụ nữ sau sinh nên thăm khám bác sĩ để được tư vấn kỹ trước khi sử dụng.

  • Nếu không thấy thuyên giảm, tốt nhất, bạn nên đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám.

  • Trong trường hợp bệnh nặng, ra máu nhiều bạn nên đến bệnh viện để được điều trị kịp thời.

Giúp ngăn ngừa chảy máu cam

Chảy máu cam còn gọi là chảy máu mũi, trường hợp này có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Đây là tình trạng máu chảy ra từ hốc mũi do niêm mạc mũi bị tổn thương. Khi chảy máu mũi ở mức độ nhẹ, bạn không nên quá lo lắng và hãy tận dụng tác dụng của lá huyết dụ qua bài thuốc như sau:

Cách chọn lá: Chọn lá bánh tẻ có màu đỏ tía đậm nhưng chỉ nên chọn những lá non để mang lại hiệu quả cao.

Tiến hành sử dụng

  • Bước 1: Bạn sử dụng 30g lá huyết dụ tươi, 20g cỏ nhọ nồi đem rửa sạch rồi để ráo nước.

  • Bước 2: Bắt đầu cắt các thảo dược trên thành từng khúc nhỏ khoảng 2cm đến 3cm.

  • Bước 3: Bạn bỏ các nguyên liệu trên cùng 20g trắc bá đã sao sẵn vào ấm và đổ thêm 300ml nước. Sau đó, hãy nấu cho đến khi thuốc cô lại còn một nửa nước ban đầu là có thể tắt bếp.

  • Bước 4: Bạn chờ thuốc nguội rồi chia thành 2 đến 3 lần uống hết trong ngày.

Lưu ý

  • Trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai và phụ nữ sau sinh nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

  • Trong trường hợp máu mũi chảy nhiều và kéo dài, tốt nhất, bạn nên đến bệnh viện để được điều trị kịp thời.

>>> Xem thêm:

  • Tìm hiểu xem nguồn gốc, đặc điểm và tác dụng của cây lá đắng

  • Tác dụng của lá cúc tần trong việc cải thiện sức khỏe

  • Tác dụng của lá mật gấu, bạn đã biết chưa?

Qua bài viết trên, bạn có thể thấy tác dụng của lá huyết dụ mang lại rất nhiều lợi ích đến sức khỏe của con người. Tuy nhiên, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng để đảm bảo an toàn sức khỏe. Và đừng quên theo dõi Cleanipedia mỗi ngày để biết thêm nhiều thông tin hữu ích khác nhé!

Tác giả: Team Cleanipedia

Facebook | Youtube | Instagram | Pinterest | Twitter

Bản quyền thuộc về: Unilever Vietnam. Ghi rõ nguồn khi tham khảo.