Bảng cân nặng trẻ sơ sinh và chiều cao chuẩn mẹ cần biết

Mách bạn bảng chiều cao, cân nặng chuẩn của trẻ sơ sinh theo từng độ tuổi

Theo hướng dẫn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tiêu chuẩn về chiều cao và cân nặng của trẻ nhỏ được đặt ra theo từng giai đoạn phát triển, độ tuổi và tùy thuộc vào giới tính của từng trẻ. Nếu trẻ có chiều cao hoặc cân nặng lớn hơn + 2SD thì rất có thể trẻ đang bị béo phì. Nếu trẻ có chiều cao và cân nặng thấp hơn -2SD thì có thể trẻ đang trong tình trạng suy dinh dưỡng thấp còi. Cụ thể như sau:

Bảng cân nặng đối với bé gái

Đối với các bé gái, dưới đây là bảng cân nặng trẻ sơ sinh về chiều cao và cân nặng từ khi mới sinh cho đến khi đủ 12 tuổi. Bạn có thể so sánh chiều cao và cân nặng của bé gái với bảng này để theo dõi sự phát triển của trẻ qua các giai đoạn khác nhau.

Bảng cân nặng trẻ sơ sinh từ 0 đến 11 tháng tuổi

Đối với bé gái từ 0 đến 11 tháng tuổi thì bảng chiều cao và cân nặng trung bình mà các mẹ có thể đối chiếu như sau:

Tuổi

Cân nặng

Chiều cao

0 tháng tuổi

3,31kg

49,2cm

1 tháng tuổi

4,35kg

53,8cm

2 tháng tuổi

5,3kg

56,1cm

3 tháng tuổi

6,03kg

59,9cm

4 tháng tuổi

6,62kg

62,2cm

5 tháng tuổi

7,17kg

64,2cm

6 tháng tuổi

7,53kg

64,1cm

7 tháng tuổi

7,9kg

67,3cm

8 tháng tuổi

8,21kg

68,8cm

9 tháng tuổi

8,53kg

70,1cm

10 tháng tuổi

8,8kg

71,6cm

11 tháng tuổi

9,03kg

72,8cm

Từ 12 đến 23 tháng tuổi

Theo WHO bé gái từ 12 đến 23 tháng tuổi sẽ có cân nặng và chiều cao trung bình ước tính như sau:

Tuổi

Cân nặng

Chiều cao

12 tháng tuổi

9,25kg

74,1cm

13 tháng tuổi

9,53kg

74,1cm

14 tháng tuổi

9,75kg

76,4cm

15 tháng tuổi

9,98kg

77,7cm

16 tháng tuổi

10,2kg

78,4cm

17 tháng tuổi

10,43kg

79,7cm

18 tháng tuổi

10,61kg

80,7cm

19 tháng tuổi

10,84kg

81,7cm

20 tháng tuổi

11,07kg

82,8cm

21 tháng tuổi

11,3kg

83,5cm

22 tháng tuổi

11,52kg

84,8cm

23 tháng tuổi

11,75kg

85,1cm

Mách bạn bảng chiều cao, cân nặng chuẩn của trẻ sơ sinh theo từng độ tuổi

Bảng cân nặng trẻ sơ sinh từ 2 đến 12 tuổi

Đối với giai đoạn từ 2 đến 12 tuổi, đây được coi là quá trình phát triển chiều cao và cân nặng vượt trội nhất của trẻ. Chính vì vậy mà các mẹ có thể theo dõi bảng cân nặng và chiều cao sau để có thể đánh giá được tình hình dinh dưỡng của bé nhé!

Tuổi

Cân nặng

Chiều cao

2 tuổi

12,02kg

85,5cm

3 tuổi

14,29kg

94cm

4 tuổi

15,42kg

100,3cm

5 tuổi

17,92kg

107,9cm

6 tuổi

19,96kg

115,5cm

7 tuổi

22,45kg

121,1cm

8 tuổi

25,85kg

128,2cm

9 tuổi

28,12kg

133,3cm

10 tuổi

31,98kg

138,4cm

11 tuổi

36,97kg

144cm

12 tuổi

41,5kg

149,8cm

Bảng cân nặng đối với bé trai

Về phía các bé trai, dưới đây là bảng tiêu chuẩn về chiều cao và cân nặng của trẻ từ khi mới sinh cho đến khi đủ 12 tuổi. Để có cái nhìn tổng quan về sự phát triển của con trai qua từng giai đoạn, bạn có thể so sánh chiều cao và cân nặng của bé với bảng cân nặng chuẩn này.

Bảng cân nặng trẻ sơ sinh từ 0 đến 11 tháng tuổi

Giai đoạn từ 0 đến 11 tháng tuổi là giai đoạn hết sức quan trọng của trẻ. Vì thế, các mẹ cần quan tâm đến cân nặng và chiều cao của trẻ.

  • Đối với trẻ 0 tháng tuổi chiều cao và cân nặng trung bình là 49,8cm và 3,3kg.

  • Đối với trẻ 1 tháng tuổi chiều cao và cân nặng trung bình là 54,8cm và 4,4kg.

  • Đối với trẻ 2 tháng tuổi chiều cao và cân nặng trung bình là 58,4cm và 5,58kg.

  • Đối với trẻ 3 tháng tuổi chiều cao và cân nặng trung bình là 61,4cm và 6,4kg.

  • Đối với trẻ 4 tháng tuổi chiều cao và cân nặng trung bình là 64cm và 7kg.

  • Đối với trẻ 5 tháng tuổi chiều cao và cân nặng trung bình là 66cm và 7,53kg.

  • Đối với trẻ 6 tháng tuổi chiều cao và cân nặng trung bình là 67,5cm và 7,94kg.

  • Đối với trẻ 7 tháng tuổi chiều cao và cân nặng trung bình là 69cm và 8,3kg.

  • Đối với trẻ 8 tháng tuổi chiều cao và cân nặng trung bình là 70,6cm và 8,62kg.

  • Đối với trẻ 9 tháng tuổi chiều cao và cân nặng trung bình là 71,8cm và 8,9kg.

  • Đối với trẻ 10 tháng tuổi chiều cao và cân nặng trung bình là 73,1cm và 9,12kg.

  • Đối với trẻ 11 tháng tuổi chiều cao và cân nặng trung bình là 74,4cm và 9,43kg.

Từ 12 đến 23 tháng tuổi

Từ tháng thứ 12 đến tháng thứ 23 bé trai sẽ có cân nặng và chiều cao trung bình như bảng cân nặng trẻ sơ sinh sau:

Tuổi

Cân nặng

Chiều cao

12 tháng tuổi

9,66kg

75,7cm

13 tháng tuổi

9,89kg

76,9cm

14 tháng tuổi

10,12kg

77,9cm

15 tháng tuổi

10,3kg

79,2cm

16 tháng tuổi

10,52kg

80,2cm

17 tháng tuổi

10,75kg

81,2cm

18 tháng tuổi

10,93kg

82,2cm

19 tháng tuổi

11,16kg

83,3cm

20 tháng tuổi

11,34kg

84cm

21 tháng tuổi

11,57kg

85cm

22 tháng tuổi

11,75kg

86,1cm

23 tháng tuổi

11,93kg

86,8cm

Bảng cân nặng trẻ sơ sinh từ 2 đến 12 tuổi

Theo quy chuẩn của bộ y tế, bé trai từ 2 tuổi đến 12 tuổi thì cân nặng và chiều cao trung bình được đo theo bảng sau:

Tuổi

Cân nặng

Chiều cao

2 tuổi

12,47kg

86,8cm

3 tuổi

14,06kg

95,2cm

4 tuổi

16,33kg

102,3cm

5 tuổi

18,37kg

109,2cm

6 tuổi

20,64kg

115,5cm

7 tuổi

22,9kg

121,9cm

8 tuổi

25,63kg

128cm

9 tuổi

28,58kg

133,3cm

10 tuổi

32kg

138,4cm

11 tuổi

35,6kg

143,5cm

12 tuổi

39,92kg

149,1cm

Cân nặng và chiều cao trung bình của trẻ là bao nhiêu?

  • Bé sơ sinh: Trẻ mới sinh thường có chiều cao trung bình khoảng 49,5cm và cân nặng trung bình khoảng 3,175kg.

  • Bé từ 12 đến 24 tháng tuổi: Đa số các bé ở độ tuổi này thường phát triển với tốc độ khoảng từ 10 đến 12cm về chiều cao và tăng từ 2,27kg cân nặng.

  • Bé từ 2 đến 5 tuổi: Thường thì các bé sẽ tăng trung bình khoảng 1,996kg cân nặng mỗi năm từ 2 tuổi cho đến khi vào thời kỳ dậy thì. Chiều cao của trẻ cũng sẽ tăng thêm khoảng 8cm từ 2 đến 3 tuổi và 7cm từ 3 đến 4 tuổi. Khi đạt độ tuổi 24 đến 30 tháng, trẻ sẽ đạt được khoảng một nửa chiều cao của người trưởng thành.

  • Bé từ 5 đến 8 tuổi: Ở độ tuổi này, trẻ thường tăng chiều cao từ 5 đến 8cm và cân nặng tăng từ 2 đến 3kg mỗi năm trong khoảng thời gian từ 6 tuổi cho đến khi vào giai đoạn dậy thì.

Cân nặng và chiều cao trung bình của trẻ là bao nhiêu?

Hướng dẫn chi tiết cách đo chiều cao của trẻ sơ sinh chuẩn xác

Để đo chiều cao của trẻ sơ sinh và trẻ dưới 2 tuổi, bạn có thể sử dụng phương pháp đo chiều dài khi bé đang nằm, thực hiện theo các bước tại bảng cân nặng trẻ sơ sinh:

  • Bước 1: Trước tiên, bạn cần đặt bé nằm trên một mặt phẳng cố định như mặt giường, sàn nhà hoặc bất kỳ bề mặt nào khác, đồng thời loại bỏ giày dép và các vật dụng cá nhân khác của bé.

  • Bước 2: Bạn chuẩn bị thước đo và đặt bên cạnh bé sao cho thước nằm song song với chiều dài của bé.

  • Bước 3: Bạn cần phải duỗi đầu gối của bé thật thẳng cũng như đảm bảo rằng hai gót chân của bé được tiếp xúc với nhau.

  • Bước 4: Sau đó, bạn tiến hành đo chiều dài của bé bằng cách đặt thước đo từ vị trí chóp đầu đến gót chân. Đọc kết quả với đơn vị là centimet (cm) và lưu ý đến số thập phân để có kết quả chính xác nhất.

Các yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao và cân nặng của trẻ sơ sinh

Tình trạng sức khỏe của trẻ thường dựa vào di truyền từ bố mẹ, có nghĩa là bảng cân nặng trẻ sơ sinh của trẻ có thể phản ánh sự kế thừa từ bố và mẹ. Tuy nhiên, không phải tất cả mọi thứ đều phụ thuộc hoàn toàn vào di truyền. Cân nặng và chiều cao của trẻ còn bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố khác, chẳng hạn như:

  • Giới tính: Bé gái thường có chiều cao và cân nặng thấp hơn một chút so với bé trai khi mới sinh.

  • Sự cân bằng của hormone trong cơ thể có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Ví dụ, thiếu hormone tăng trưởng hoặc hormone tuyến giáp có thể gây chậm sự phát triển.

  • Những yếu tố di truyền có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ, ví dụ các bệnh di truyền như hội chứng Down, hội chứng Turner hoặc hội chứng Noonan có thể làm cho trẻ có trạng thái khác biệt so với những đứa trẻ bình thường khác.

Mẹ bỉm bỏ túi ngay các cách giúp bé phát triển toàn diện theo bảng cân nặng trẻ sơ sinh

Dựa trên các nguyên nhân thực tế làm ảnh hưởng đến sự phát triển về chiều cao và cân nặng của trẻ, bạn nên ít quan tâm hơn đến các yếu tố không thay đổi như di truyền hoặc giới tính.

Thay vào đó, bạn hãy tập trung vào các yếu tố quan trọng mà có thể thay đổi và cải thiện, chẳng hạn như chế độ ăn uống, lối sống hàng ngày để giúp bé phát triển toàn diện cả về chiều cao lẫn cân nặng. Cụ thể, hãy nhớ bổ sung đầy đủ những chất cần thiết như: vitamin, chất xơ, canxi, chất đạm…

Đặc biệt, bạn cũng đừng quên thường xuyên cho bé tập thể dục và hoạt động ngoài trời. Mục tiêu là để vừa kích thích bé tham gia hoạt động, vừa đồng thời duy trì sức khỏe, phát triển trí thông minh vận động của bé nhé!

>>> Xem thêm:

  • Cách chăm sóc trẻ sơ sinh vừa chào đời từ 0 đến 6 tháng tuổi

  • 5 Kinh nghiệm chăm sóc trẻ sơ sinh cho lần đầu làm mẹ

  • 4 Yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ trong tương lai

Trên đây là những thông tin cụ thể nhất về bảng cân nặng trẻ sơ sinh được đề xuất tham khảo. Các bậc phụ huynh có thể dựa vào đó để đối sánh nhằm hiểu rõ hơn về tình trạng của trẻ. Qua đó, bạn có thể điều chỉnh chế độ dinh dưỡng sao cho phù hợp để bé được phát triển tốt nhất. Cuối cùng, đừng quên theo dõi Cleanipedia để bỏ túi thêm nhiều mẹo hay hữu ích khác nhé!

Tác giả: Team Cleanipedia

Facebook | Youtube | Instagram | Pinterest | Twitter

Bản quyền thuộc về: Unilever Vietnam. Ghi rõ nguồn khi tham khảo.