Giới thiệu về lá đinh lăng
Lá đinh lăng là gì?
Lá đinh lăng có màu xanh đậm bóng bẩy và có ít nhất 3 nhánh nhưng bị tách ra thành nhiều mảnh nhỏ. Lá có nhiều hình dạng khác nhau từ hình mũi mác tới hình trứng dẹp và thường có độ dài khoảng 10cm.
Đặc điểm của lá đinh lăng
Hiện nay, trên thế giới có hơn khoảng 150 loài đinh lăng, nhưng ở Việt Nam chỉ phổ biến 7 loại:
- ✦
Đinh lăng lá nhỏ.
- ✦
Đinh lăng lá to.
- ✦
Đinh lăng lá răng.
- ✦
Đinh lăng đĩa.
- ✦
Đinh lăng lá tròn.
- ✦
Đinh lăng lá vằn.
- ✦
Đinh lăng lá mép bạc.
5 tác dụng của lá đinh lăng đối với sức khỏe
Lá đinh lăng được cho là loại thuốc quý mang lại nhiều lợi ích và chất dinh dưỡng cho cơ thể con người, sau đây là 5 tác dụng của lá đinh lăng mà bạn có thể thấy rõ:
Bồi bổ sức khỏe, tăng cường sinh lực nhờ lá đinh lăng
Lá đinh lăng mang trong mình rất nhiều dưỡng chất như: Vitamin B1, B2, B6, C, cùng với các loại Axit Amin khác như: Methionin, Lysin, Cystein… Đây đều là những dưỡng chất mang lại lợi ích cho cơ thể. Sử dụng lá đinh lăng giúp phục hồi và tăng cường sức khỏe cho những mẹ bầu sau khi sanh.
Hơn thế, nhờ tính hàn có hoạt chất là Saponin, lá đinh lăng giúp tráng dương, bổ thận, tăng cường sinh lực và sinh lý cho cơ thể.
Tác dụng của lá đinh lăng là kích thích lợi tiểu
Ngoài Saponin Triterpen, lá đinh lăng còn có cả 5 hợp chất Polyacetylen… giúp hỗ trợ lợi tiểu và tăng nhẹ co bóp tử cung.
Mẹ bỉm dùng lá này để tăng tuyến sữa sau sinh
Bên cạnh việc bồi bổ sức khỏe, một tác dụng của lá đinh lăng nữa là giúp cho các mẹ bầu chữa tắc tia sữa và kích thích tuyến sữa. Do có tính hàn nên loại lá này không những làm mát sữa, mà còn giúp các mẹ bỉm tăng tiết sữa và hạn chế tình trạng tắc sữa. Điều này có thể phản ánh qua việc loại lá này có trên dưới 20 Axit Amin khác như: Glycosid, Phytosterol, Tanin,..
Chống suy giảm trí nhớ nhờ loại lá này
Trong lá đinh lăng có chứa nhiều Vitamin B, đặc biệt nhất là Vitamin B1 giúp làm tăng cường hệ thần kinh và chống tình trạng suy giảm trí nhớ.
Cải thiện tình trạng biếng ăn
Tác dụng của lá đinh lăng tiếp theo là khả năng giúp cho thức ăn được tiêu hóa một cách dễ dàng và kích thích sự thêm sự thèm ăn của cơ thể. Do đó, khi dùng loại lá này sẽ giúp hỗ trợ tăng cân và ăn ngon miệng hơn.
Những đối tượng nào không nên sử dụng lá đinh lăng?
Lá đinh lăng có rất nhiều công dụng và lợi ích cho sức khỏe cơ thể của con người. Tuy nhiên, bạn cũng phải cần lưu ý một số điều khi sử dụng nhằm tránh gây ra những tác dụng phụ không mong muốn.
- ✦
Đối với phụ nữ khi mang thai: Không nên sử dụng vì trong lá đinh lăng có chứa Saponin, là hợp chất có thể đánh vỡ hồng cầu, tán huyết. Một tác dụng của lá đinh lăng là giúp lợi tiểu lại có thể khiến cho cổ tử cung co bóp nhẹ. Điều này có thể ảnh hưởng đến thai nhi.
- ✦
Đối với trẻ em: Không được uống trực tiếp, chỉ được dùng nước lá đinh lăng tắm ở ngoài da. Nguyên nhân vì hệ tiêu hóa của trẻ em chưa hoàn thiện và rất dễ bị ngộ độc.
- ✦
Đối với những người bị bệnh gan và đang trong điều trị các bệnh khác: không nên và tránh sử dụng lá đinh lăng, bởi vì các cơ quan trong cơ thể còn yếu và dễ gây ra xung đột với thuốc dùng để điều trị.
Trên đây là toàn bộ tác dụng của lá đinh lăng, từ thông tin của lá cho đến công dụng và những điều lưu ý khi sử dụng sao cho an toàn và hiệu quả nhất. Cleanipedia mong rằng các bạn có thể tích lũy thêm được nhiều mẹo hay và hữu ích thông qua bài viết này nhé!
>>>> Xem thêm:
- ✦
Top 25 loại lá tắm cho trẻ sơ sinh an toàn, dịu nhẹ làn da
- ✦
Trẻ bị dị ứng thời tiết tắm lá gì? 6 loại lá chữa dị ứng tốt nhất
- ✦
Lợi ích của khuynh diệp trong chăm sóc nhà cửa và sức khỏe
Tác giả: Team Cleanipedia
Facebook | Youtube | Instagram | Pinterest | Twitter
Bản quyền thuộc về: Unilever Vietnam. Ghi rõ nguồn khi tham khảo.