Top 3 tác dụng vàng của lá dứa với bệnh tiểu đường
Lá dứa thường được sử dụng để tạo màu sắc và mùi thơm thanh khiến cho các món ăn như xôi, chè trở nên hấp dẫn hơn. Điều đặc biệt hơn, lá dứa còn mang lại nhiều lợi ích cho người bệnh tiểu đường, bao gồm:
Lá dứa giúp giảm lượng đường huyết
Lá dứa có tác dụng đặc biệt trong việc giảm lượng đường huyết và hỗ trợ tăng cường sức khỏe. Trong lá dứa không chứa đường, nhưng lại có nhiều Glycoside. Điều này giúp Glucose dễ dàng chuyển hóa thành năng lượng và giảm tình trạng tích tụ đường trong máu.
Đồng thời, hàm lượng chất xơ lớn trong lá dứa còn giúp làm chậm quá trình hấp thụ Carbohydrate. Từ đó, thành phần này giúp ổn định được mức đường huyết và trung hòa lượng đường trong máu.
Kết quả của một khảo sát được thực hiện trên 30 người cho thấy rằng. Sau khi dung nạp Glucose, những người uống nước dứa có lượng đường trong máu ổn định hơn so với nhóm chỉ dùng nước lọc.
Cải thiện tình trạng kháng Insulin nhờ loại lá này
Cải thiện tình trạng kháng Insulin cũng là một trong những tác dụng của lá dứa với bệnh tiểu đường. Sở hữu một lượng các hợp chất Glycosides đầy đủ, lá dứa có thể giúp giảm hấp thụ đường trong ruột và đồng thời cải thiện quá trình kiểm soát đường huyết và tăng cường sự nhạy cảm của cơ thể đối với insulin.
Theo kết quả của một nghiên cứu thực hiện tại Indonesia trên chuột cũng chứng minh rằng, sau một khoảng thời gian sử dụng nước lá dứa, chuột có lượng đường huyết giảm đáng kể và Insulin được cải thiện rõ rệt.
Tác dụng ngăn ngừa cao huyết áp, biến chứng tim mạch đối với bệnh nhân tiểu đường
Ngăn ngừa cao huyết áp và biến chứng tim mạch là một tác dụng quan trọng khác của lá dứa đối với người mắc bệnh tiểu đường. Lượng Kali được tìm thấy trong lá dứa có hàm lượng đáng kể, giúp cân bằng điện giải trong cơ thể và giảm huyết áp về mức bình thường.
Đồng thời, chất chống oxy hóa Polyphenol và Glycoside cũng đóng vai trò quan trọng trong việc hạ huyết áp và giảm đường huyết. Các hoạt chất này còn giúp tăng khả năng kiểm soát áp lực trên các mạch máu và điều hòa đường huyết. Từ đó ngăn chặn tình trạng cao huyết áp và các biến chứng tim mạch như xơ vữa động mạch, đột quỵ.
Hướng dẫn chi tiết cách sử dụng lá dứa dành cho người bị tiểu đường
Có nhiều cách để sử dụng lá dứa, bạn có thể dùng dưới dạng tươi và lá khô. Dưới đây là một số cách để tăng hiệu quả tác dụng của lá dứa với bệnh tiểu đường.
Cách dùng lá dứa khô
Lá dứa khô là một sự lựa chọn phổ biến được nhiều người ưu tiên lựa chọn vì tiện lợi, dễ sử dụng và bảo quản. Cách dùng loại lá này như sau:
Cách làm lá dứa khô:
- ✦
Chọn lá dứa không bị dập nát và rửa sạch.
- ✦
Thái lá thành từng khúc dài khoảng 5-7cm.
- ✦
Để lá dứa phơi khô dưới trời nắng hoặc sử dụng máy sấy chuyên dụng.
Cách sử dụng lá dứa khô:
- ✦
Chuẩn bị khoảng 20-30g lá dứa và 500ml nước sôi.
- ✦
Sử dụng ấm giữ nhiệt, đặt lá dứa và một ít nước sôi vào để trần sơ. Sau đó, hãy đổ nước đi.
- ✦
Thêm 500ml nước sôi vào trong khoảng 30 phút là có thể uống nước lá dứa khô này hàng ngày thay thế cho trà.
Cách dùng lá dứa tươi với người bị tiểu đường
Ngoài việc sử dụng lá dứa khô, bạn có thể sử dụng lá dứa tươi bằng cách đun nước và chế biến thành trà.
Cách 1: Đun nước lá dứa:
- ✦
Lấy khoảng 10 lá dứa tươi, rửa sạch và cắt thành khúc dài từ 5-7cm, sau đó để ráo nước.
- ✦
Cho lá dứa vào nồi đun cùng khoảng 2,5 lít nước. Đun sôi và đun cho đến khi nước còn khoảng 2 lít và có màu xanh.
- ✦
Tắt bếp và sử dụng nước để uống hàng ngày. Ngoài ra, bạn có thể chia thành 2-3 lần trước bữa ăn khoảng 30 phút.
Cách 2: Trà lá dứa
- ✦
Chọn khoảng 5g lá dứa đã cắt nhỏ, rửa sạch và để ráo nước trước khi cho vào bình trà.
- ✦
Đổ khoảng 200ml nước sôi vào bình và ngâm lá dứa trong khoảng 20 phút.
- ✦
Khi nước cốt trà lá dứa đã ra, hãy đổ vào cốc và thêm một ít đá nếu muốn thưởng thức cảm giác mát lạnh.
- ✦
Sử dụng trà lá dứa hàng ngày để có lợi ích cho sức khỏe.
Đối tượng không nên dùng lá dứa
Người bệnh tiểu đường mắc đồng thời các vấn đề về thận và bệnh tiêu chảy nên hạn chế sử dụng lá dứa. Bởi vì hàm lượng Kali cao trong lá dứa có thể gây ra các vấn đề như buồn nôn và ảnh hưởng đến thận. Ngoài ra, loại lá này cũng có tác dụng nhuận tràng, có thể làm tăng tình trạng tiêu chảy.
Liệu có thể sử dụng lá dứa với người bệnh tiểu đường thai kỳ không?
Mẹ bầu mắc bệnh tiểu đường thai kỳ có thể cân nhắc việc sử dụng lá dứa. Bởi đây là một dược liệu lành tính, mang lại một số lợi ích cho sức khỏe của mẹ và thai nhi:
- ✦
Lá dứa có khả năng ổn định đường huyết, giúp bảo vệ sức khỏe của mẹ và thai nhi.
- ✦
Các chất chống oxy hóa trong lá dứa giúp làm đẹp da và giữ tinh thần vui vẻ.
- ✦
Lá dứa giúp mẹ bầu ăn ngon và ngủ sâu hơn.
Tuy nhiên, do lá dứa có tính lợi tiểu nên thai phụ khi gặp các vấn đề liên quan đến hệ tiêu hóa cũng cần hạn chế sử dụng. Đặc biệt, phụ nữ mắc tiểu đường thai kỳ cũng không nên lạm dụng lá dứa quá nhiều. Ngoài ra, mẹ bầu nên lựa chọn nước lá dứa nguyên chất, không thêm đường, sữa hoặc các chất phụ gia khác, để tránh tăng đường huyết.
>>> Xem thêm:
- ✦
Tìm hiểu xem nguồn gốc, đặc điểm và tác dụng của cây lá đắng
- ✦
Tác dụng của lá cúc tần trong việc cải thiện sức khỏe
- ✦
Tác dụng của lá mật gấu, bạn đã biết chưa?
Vừa rồi là những chia sẻ xoay quanh tác dụng của lá dứa với bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả tối đa, người bệnh nên sử dụng với liều lượng phù hợp. Cleanipedia khuyên bạn nên tham khảo thêm tư vấn từ chuyên gia y tế để có cách dùng hợp lý nhất.
Tác giả: Team Cleanipedia
Facebook | Youtube | Instagram | Pinterest | Twitter
Bản quyền thuộc về: Unilever Vietnam. Ghi rõ nguồn khi tham khảo.